Khởi công dự án hơn 32 triệu USD; SP Group đầu tư 12.000 tỷ đồng vào Việt Nam

Đó là hai trong số những thông tin về đầu tư đáng chú ý trong tuần qua.

 Duyệt Dự án đầu tư xây dựng tuyến tránh TP. Cao Bằng trị giá 221 tỷ đồng

Bộ trưởng Bộ GTVT vừa ký Quyết định số 578/QĐ – BGTVT phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng tuyến tránh TP. Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng.

Một đoạn tuyến tránh TP. Cao Bằng thi công dang dở.
Một đoạn tuyến tránh TP. Cao Bằng thi công dang dở.

Dự án có điểm đầu tại Km0+00 giao với Quốc lộ 34B (tại Km53+250) thuộc phường Duyệt Trung, TP. Cao Bằng; điểm cuối tại Km7+558,18 giao với Quốc lộ 3 (tại Km271+500) thuộc phường Sông Hiến Tp. Cao Bằng, tổng chiều dài tuyến khoảng 7,56km. Tuyến đường được xây dựng theo quy mô đầu tư đường cấp III miền núi (TCVN 4054-2005), tốc độ thiết kế 60km/h, gồm 2 làn xe cơ giới, bề rộng nền đường 12m, bề rộng mặt đường 11m.

Dự án sẽ thiết kế mới 2 nút giao (nút giao đầu tuyến với Quốc lộ34B; nút giao cuối tuyến với Quốc lộ3); thiết kế vuốt nối về hiện trạng nút giao đường Võ Nguyên Giáp đã được đầu tư tại Km6+027. Các nút giao thiết kế đảm bảo năng lực thông hành, an toàn, êm thuận với đường hiện hữu. Trên tuyến có 1 nút giao thông khác mức gồm 1 cầu trên tuyến đường ngang Thanh Sơn – Nà Toòng vượt qua tuyến tránh TP. Cao Bằng tại lý trình Km5+395,67; quy mô cầu vượt theo quy mô đường hiện hữu, đảm bảo tĩnh không tuyến tránh TP. Cao Bằng dưới cầu theo quy định.

Tổng mức đầu tư Dự án là 221 tỷ đồng, trong đó riêng chi phí xây dựng là 173 tỷ đồng, chi phí đền bù GPMB là 14 tỷ đồng, được bố trí từ Ngân sách nhà nước trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 – 2025.  Dự kiến bố trí kế hoạch vốn theo tiến độ thực hiện Dự án như sau: năm 2022 khoảng 63,685 tỷ đồng (bao gồm kế hoạch vốn đã giao là 1,961 tỷ đồng); năm 2023 khoảng 79,702 tỷ đồng; năm 2024 khoảng 61,155 tỷ đồng; năm 2025 khoảng 17,338 tỷ đồng.

Bộ GTVT giao Sở GTVT Cao Bằng chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan khẩn trương lập, tổ chức thẩm định, phê duyệt hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công theo quy định; lập kế hoạch, tiến độ tổng thể, chi tiết để triển khai Dự án, tuân thủ quy định, phù hợp với kế hoạch vốn được cấp có thẩm quyền chấp thuận; phối hợp chặt chẽ với chủ đầu tư tiểu dự án giải phóng mặt bằng và các đơn vị có liên quan để kiểm tra, rà soát, đảm bảo khối lượng GPMB phù hợp với hồ sơ thiết kế được phê duyệt, đảm bảo chặt chẽ về thủ tục, tuân thủ quy định.

Dự án đường nối Quốc lộ 34B (Quốc lộ 4A) với Quốc lộ 3 (tránh Tp. Cao Bằng) từng được Bộ GTVT phê duyệt tại Quyết định số 2411/QĐ-BGTVT ngày 9/11/2006; Quyết định số 282/QĐ-BGTVT ngày 2/2/2007 với tổng mức đầu tư là 177,419 tỷ đồng có chiều dài tuyến 7,5km. Từ năm 2008 đến năm 2014, Dự án được chia thành 4 gói thầu xây lắp.

Chủ đầu tư (Sở GTVT Cao Bằng) đã tổ chức triển khai thực hiện Dự án để thi công 2 cầu thuộc gói thầu số 4 và đến năm 2010 tiếp tục thi công các gói thầu phần đường. Đến cuối năm 2014 toàn bộ các gói thầu khác của phần đường đều thực hiện dang dở phần nền đường và cống thoát nước, riêng gói thầu phần cầu đã thi công xong các hạng mục chính còn phần mặt cầu chưa hoàn thiện. Khối lượng toàn bộ dự án đã thi công đạt khoảng 60% khối lượng hồ sơ thiết kế.

Trong quá trình triển khai thi công từ năm 2008 đến năm 2014, do thay đổi chế độ, chính sách của Nhà nước, cũng như biến động giá cả của thị trường trong nước nên tổng mức đầu tư (177,419 tỷ đồng) được duyệt là không đủ để hoàn thành dẫn đến dự án phải duyệt điều chỉnh.

Ngày 29/3/2016, Bộ GTVT đã có Quyết định số 959/QĐ-BGTVT về việc điều chỉnh dự án đầu tư với tổng mức đầu tư điều chỉnh là 381,530 tỷ đồng.

Tuy nhiên đến nay dự án vẫn chưa được bố trí vốn nên đã tạm dừng thi công từ năm 2014. Việc tạm dừng thi công dự án đã gây rất nhiều khó khăn cho sự phát triển kinh tế trong vùng và ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của người dân trong vùng có dự án đi qua (nền đường đã bị nước chảy xói lở hệ thống công trình bị vùi lấp mái ta luy bị sạt lở, cống bị vùi lấp thanh thải..).

Bình Dương: Kiên quyết điều chuyển vốn của dự án chậm giải ngân

Thông tin từ lãnh đạo tỉnh Bình Dương, tính đến ngày 15/4/2022, tổng giá trị giải ngân vốn đầu tư công năm 2022 của tỉnh này thấp so với kế hoạch, mới giải ngân được 1.228 tỷ đồng, đạt 14% kế hoạch.

Nguyên nhân, theo lãnh đạo tỉnh Bình Dương, cho dù tình hình kinh tế-  xã hội của tỉnh đạt được nhiều kết quả quan trọng; tính chung cả 4 tháng; chỉ số sản xuất công nghiệp, kim ngạch xuất nhập khẩu, thu hút đầu tư trong nước tăng cao so với cùng kỳ; thu, chi ngân sách đảm bảo dự toán…, nhưng do tình hình an ninh – chính trị thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, ảnh hưởng nhất định đến tỉnh trên hầu hết các lĩnh vực; giải ngân vốn đầu tư công thấp so với kế hoạch; giá cả nguyên vật liệu, hàng hóa tiêu dùng tăng cao…

Để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, UBND tỉnh Bình Dương cho biết sẽ thành lập các Tổ công tác theo dõi, chỉ đạo triển khai thực hiện một số Dự án giao thông trọng điểm; tổ chức động thổ dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 13; một số công trình trường học tại các địa phương. UBND tỉnh cũng sẽ cho rà soát, kiên quyết điều chuyển kế hoạch vốn giữa các dự án chậm giải ngân sang dự án có tiến độ giải ngân tốt, còn thiếu vốn.

Bên cạnh đó, UBND tỉnh Bình Dương cũng đồng loạt đẩy mạnh các dự án như quy hoạch, xây dựng: báo cáo phương án chọn nhà tư vấn thực hiện Quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; tiếp tục thông qua phương án phát triển kinh tế – xã hội và quy hoạch phát triển chung đô thị của các huyện (Dầu Tiếng, Bàu Bàng, Bắc Tân Uyên).

Các kế hoạch sẽ được tập trung thực hiện còn có nghiên cứu, khảo sát khu vực phát triển đô thị phục vụ cho đầu tư các tuyến đường trọng điểm; phối hợp triển khai đường Vành đai 3, đường Vành đai 4, đường cao tốc TP.HCM – Thủ Dầu Một – Chơn Thành, Cảng An Tây; Nâng tĩnh không thông thuyền cầu Bình Triệu 1; động thổ Dự án Nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 13…

Huy động vốn PPP cho Cảng hàng không Nà Sản sau khi ACV rút lui

Theo thông tin của Báo Đầu tư, Bộ Giao thông – Vận tải (GTVT) vừa có công văn gửi UBND tỉnh Sơn La về việc đầu tư xây dựng Cảng hàng không Nà Sản theo phương thức PPP.

Điểm nhấn quan trọng nhất trong công văn này là việc cơ quan quản lý nhà nước về GTVT ủng hộ chủ trương kêu gọi các nguồn lực để đầu tư Cảng hàng không Nà Sản, trong đó có việc huy động từ phương thức PPP.

Ông Lê Anh Tuấn, Thứ trưởng Bộ GTVT cho biết, trước nhu cầu lớn về nguồn vốn đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông nói chung và cảng hàng không nói riêng, Bộ GTVT đã nghiên cứu, đề xuất định hướng huy động nguồn vốn xã hội đầu tư đối với từng nhóm cảng hàng không trong hệ thống cảng hàng không của Việt Nam.

Cụ thể, tại Đề án Định hướng huy động nguồn vốn xã hội đầu tư kết cấu hạ tầng cảng hàng không đang được Bộ GTVT trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Cảng hàng không Nà Sản thuộc nhóm cảng hàng không ở vùng núi, hải đảo, khả năng cân đối nguồn thu – chi khó khăn và có công suất quy hoạch dưới 5 triệu hành khách/năm. Nhóm cảng hàng không này được Bộ GTVT định hướng chuyển giao các công trình kết cấu hạ tầng cho địa phương để chủ động huy động nguồn lực đầu tư phát triển.

“Sau khi Đề án được cấp có thẩm quyền phê duyệt, UBND tỉnh Sơn La cần chủ động phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai các thủ tục đầu tư theo quy định nhằm huy động các nguồn lực đầu tư phát triển Cảng hàng không Nà Sản”, Thứ trưởng Bộ GTVT nêu quan điểm.

Giữa tháng 3/2022, UBND tỉnh Sơn La đã có công văn đề nghị Thủ tướng Chính phủ, Bộ GTVT chấp thuận chủ trương đầu tư Dự án Cảng hàng không Nà Sản theo hình thức PPP trị giá khoảng 2.000 tỷ đồng và giao UBND tỉnh Sơn La làm cơ quan nhà nước có thẩm quyền để triển khai thực hiện ngay trong giai đoạn 2020 – 2025.

Theo UBND tỉnh Sơn La, Cảng hàng không Nà Sản có vai trò quan trọng trong mạng sân bay chính của khu vực Tây Bắc, đồng thời là sân bay chính trong mạng sân bay quân sự quốc gia (sân bay tuyến số 2). Bên cạnh đó, cảng hàng không này còn được xác định là dự án động lực quan trọng, có vai trò rất lớn trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh, nên cần được đầu tư sớm.

“Để đảm bảo tính khả thi, UBND tỉnh Sơn La sẽ cân đối, bố trí khoảng 300 tỷ đồng từ ngân sách địa phương để thúc đẩy công tác thu hút đầu tư và đẩy nhanh tiến độ thực hiện Dự án”, ông Hoàng Quốc Khánh, Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La khẳng định.

Cần phải nói thêm rằng, việc xã hội hóa đầu tư đang là cửa duy nhất để UBND tỉnh Sơn La có thể khởi động sớm Dự án Cảng hàng không Nà Sản.

Vào tháng 7/2019, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) – đơn vị đang được giao quản lý Cảng hàng không Nà Sản đã trình cấp có thẩm quyền phê duyệt Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án Xây dựng Cảng hàng không Nà Sản – Sơn La.

Theo đó,  ACV đề xuất sẽ đầu tư đường cất hạ cánh mới, kích thước 2.600 x 45 m, kết cấu bê tông xi măng, đảm bảo đón được máy bay A320/321 hoặc tương đương; hệ thống đường lăn, sân đỗ; tín hiệu dẫn đường, khí tượng đồng bộ. Đối với khu hàng không dân dụng, ACV đề xuất xây dựng nhà ga dạng tuyến tính có diện tích 8.365 m2, đáp ứng công suất 1 triệu hành khách/năm đủ bố trí các khu vực chức năng theo tiêu chuẩn và các khu vực kinh doanh dịch vụ, phục vụ hành khách; nhà điều hành cảng 3 tầng, tổng diện tích 2.817 m2.

Dự án có khái toán tổng mức đầu tư 2.295 tỷ đồng này sẽ được ACV đầu tư toàn bộ bằng nguồn vốn doanh nghiệp, với thời gian triển khai là trong giai đoạn 2020 – 2025.

Tuy nhiên, đến tháng 3/2022, ACV đã báo cáo Bộ GTVT về rà soát, khả năng bố trí vốn đầu tư phát triển giai đoạn 2021-2025 đối với công trình thiết yếu tại các cảng hàng không do ACV đang quản lý khai thác. Trong đó, đối với Dự án Xây dựng Cảng hàng không Nà Sản, ACV chưa có kế hoạch thực hiện đầu tư trong giai đoạn này và đề nghị Bộ GTVT xem xét đề xuất, kêu gọi hình thức đầu tư phù hợp theo quy định.

“Do dịch Covid-19 dẫn đến doanh thu, lợi nhuận bị giảm sút, nên ACV sẽ chỉ ưu tiên nguồn lực để thực hiện 6 dự án trọng điểm gồm: sân bay Long Thành giai đoạn I; nhà ga T3 Tân Sơn Nhất; mở rộng nhà ga T2 Nội Bài; nhà ga T2 và sân đỗ máy bay Phú Bài; đầu tư mở rộng sân bay Điện Biên; nhà ga hành khách và sân đỗ máy bay sân bay Cát Bi”, ông Lại Xuân Thanh, Chủ tịch HĐQT ACV thông tin.

Trên thực tế, sự rút lui của ACV tại Dự án Xây dựng Cảng hàng không Nà Sản không phải là trở ngại quá lớn, thậm chí còn mở ra cơ hội cho các nhà đầu tư tư nhân khác tham gia.

Khoản 1, Điều 48, Nghị định số 05/2021/NĐ-CP ngày 25/1/2021 của Chính phủ về quản lý, khai thác cảng hàng không, sân bay quy định: “Doanh nghiệp cảng hàng không có trách nhiệm đầu tư xây dựng, nâng cấp, mở rộng các công trình thiết yếu. Trường hợp doanh nghiệp cảng hàng không không có khả năng đầu tư theo kế hoạch phát triển cảng hàng không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, Bộ GTVT đề xuất, kêu gọi hình thức đầu tư phù hợp theo quy định của pháp luật”.

Theo UBND tỉnh Sơn La, thời gian vừa qua, địa phương này đã xúc tiến kêu gọi đầu tư xây dựng Cảng hàng không Nà Sản. Hiện nay, đã có các nhà đầu tư như: Công ty cổ phần Him Lam Thủ đô, Công ty cổ phần Tập đoàn FLC… quan tâm nghiên cứu đầu tư Dự án theo hình thức hợp đồng BOT.

“Khu vực Cảng hàng không Nà Sản đã được cắm mốc giới theo quy hoạch chi tiết được duyệt và cập nhật vào quy hoạch hoạch sử dụng đất của tỉnh, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư tư nhân vào triển khai sau khi chủ trương đầu tư theo hình thức PPP được cấp có thẩm quyền chấp thuận”, lãnh đạo UBND tỉnh Sơn La thông tin.

Hơn 1.000 tỷ đồng xây dựng tuyến đường vành đai phía Nam TP. Thái Bình

Ngày 8/5, UBND tỉnh Thái Bình tổ chức lễ khởi công dự án đầu tư xây dựng tuyến đường vành đai phía Nam TP. Thái Bình. Thủ tướng Phạm Minh Chính về dự và ấn nút khởi công.

Ngày 26/1/2022, UBND tỉnh Thái Bình ra Quyết định số 256/QĐ-UBND phê duyệt Dự ánđầu tư xây dựng tuyến đường vành đai phía Nam TP. Thái Bình, đoạn từ cầu ngang S1 đến đường Chu Văn An kéo dài với tổng chiều dài 8,4 km. Tổng mức đầu tư khoảng 1.039 tỷ đồng, nguồn vốn đầu tư từ nguồn vốn ngân sách trung ương, ngân sách tỉnh và các nguồn vốn hợp pháp khác.

Điểm đầu tuyến giao với quốc lộ 10 tại Km59+950 (lý trình quốc lộ 10), thuộc địa phận xã Tự Tân (huyện Vũ Thư), điểm cuối tại nút giao với đường Chu Văn An, thuộc địa phận xã Vũ Chính (TP. Thái Bình). Tuyến đường được đầu tư xây dựng theo quy mô thiết kế đường phố chính đô thị chủ yếu, vận tốc thiết kế 80 km/giờ, bề rộng mặt đường 20,5 m.

Tuyến đường được đầu tư xây dựng nhằm kết nối với các tuyến đường nội đô trong thành phố, góp phần hoàn thiện mạng lưới giao thông trên địa bàn, tạo trục trung tâm cửa ngõ của thành phố, nối tỉnh Thái Bình với các tỉnh trong khu vực và cả nước, bảo đảm điều kiện thuận lợi cho việc đi lại của nhân dân trong vùng, giảm bớt lưu lượng xe qua trung tâm thành phố, thúc đẩy giao lưu kinh tế, khai thác tiềm năng, lợi thế của các khu vực phía Nam TP. Thái Bình và các vùng lân cận, góp phần phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng.

Để thực hiện dự án, mặt bằng sẽ phải giải phóng, thu hồi đất khoảng 54,76 ha, trong đó 0,15 ha đất ở, 44,42 ha đất lúa, 2,42 ha đất ao, 3,54 ha đất vườn và 3,23 ha đất khác, dự kiến tái định cư 45 hộ.

Trong phạm vi dự án có 4 nút giao gồm: quốc lộ 10, đường tỉnh ĐT.463, đường ĐH.07 và đường Chu Văn An kéo dài. Thời gian thực hiện dự án không quá 4 năm kể từ ngày khởi công.

Dự án do Liên danh nhà thầu Công ty cổ phần Đầu tư Xuất nhập khẩu Thăng Long (DragonGroup), Công ty cổ phần 873 Xây dựng Công trình giao thông, Công ty cổ phần Xây dựng cầu 75 trúng thầu thực hiện. Trong đó, DragonGroup đứng đầu Liên danh nhà thầu và là đơn vị thực hiện thi công hạng mục nền mặt đường từ Km6+150 đến cuối tuyến.

DragonGroup là đơn vị có nhiều kinh nghiệm thi công các dự án giao thông trọng điểm trong và ngoài tỉnh như Dự án xây đê biển của tỉnh Thái Bình. Mặc dù thi công trong điều kiện vô cùng khắc nghiệt, DragonGroup vẫn xuất sắc dẫn đầu 24 nhà thầu về chất lượng và tiến độ, được Chủ tịch nước Trương Tấn Sang về thăm biểu dương khích lệ.

Ngoài ra, DragonGroup cũng là đơn vị thi công Dự án Đường Kỳ Đồng kéo dài, TP. Thái Bình, đoạn từ đường Trần Thủ Độ đến Quốc Lộ 10, theo hình thức Hợp đồng Xây dựng-Chuyển giao (BT); Dự án đường giao thông Ba Chẽ – Hạ Long; Tuyến đường từ nút giao Chợ Rộc đến nút giao Phong Hải (thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh),…

Bà Vũ Thị Thà, Chủ tịch HĐQT DragonGroup, đại diện Liên danh nhà thầu khẳng định: Ngay sau lễ khởi công, các nhà thầu sẽ tập trung nhân lực, phương tiện, máy móc để tiến hành thi công bảo đảm đúng kế hoạch, hoàn thành dự án đúng tiến độ, đạt chất lượng tốt nhất để công trình trở thành công trình tiêu biểu của tỉnh, thể hiện sự lớn mạnh, trách nhiệm của các doanh nghiệp trong tỉnh cũng như góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của địa phương.

Các yếu tố tăng trưởng – từ 4 tháng nhìn đến cả năm

Vốn đầu tư 4 tháng đạt kết quả tích cực. Lượng vốn từ nguồn ngân sách thực hiện tính chung 4 tháng so với cùng kỳ tăng khá (9,1%). Vốn đăng ký của doanh nghiệp thành lập mới tăng. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) điều chỉnh tăng cao; đăng ký cấp mới, đăng ký điều chỉnh của một số nước, vùng lãnh thổ và một số địa bàn đạt quy mô khá; thực hiện đạt quy mô khá và tăng.

Tuy nhiên, tỷ lệ vốn đầu tư phát triển toàn xã hội/GDP quý I/2022 đạt thấp. Tỷ lệ thực hiện so với kế hoạch năm trong 4 tháng của một số bộ/ngành, tỉnh/thành phố còn rất thấp; FDI đăng ký mới bị giảm… Để cả năm đạt kết quả cao, cần “đẩy nhanh” việc khởi nghiệp, đẩy nhanh tiến độ thực hiện nguồn vốn từ ngân sách, nhất là nâng cao hiệu quả đầu tư…

Về lao động, chỉ số sử dụng lao động của doanh nghiệp công nghiệp tăng so với tháng trước và cùng kỳ năm trước tăng khá; ở ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, một số địa bàn tăng cao hơn. Số lao động của doanh nghiệp đăng ký thành lập mới tăng khá, nhất là ngành xây dựng, một số ngành dịch vụ… Số lao động đang làm việc có xu hướng tăng trở lại, kéo giảm tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm, kéo tăng thu nhập của người lao động…

Song để phục hồi như trước đại dịch về số lao động, việc làm và thu nhập gặp nhiều thách thức, trong đó lớn nhất là mức năng suất lao động còn thấp. Chỉ số sử dụng lao động của doanh nghiệp công nghiệp một số ngành, ở một số địa bàn bị giảm. Số lao động của doanh nghiệp đăng ký thành lập mới ở một số ngành giảm…

Tiêu thụ trong nước bao gồm tiêu thụ nguyên, nhiên, vật liệu cho sản xuất và tiêu thụ cho tiêu dùng cuối cùng. Tiêu thụ cho sản xuất tăng góp phần tăng trưởng sản xuất, kinh doanh, tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm… Tiêu thụ cho tiêu dùng cuối cùng tăng cả ở 2 khoản. Tiêu dùng cuối cùng bằng sản phẩm tự cấp, tự túc tăng cả về số lượng và tỷ trọng trong tổng tiêu dùng cuối cùng.

Tiêu dùng cuối cùng thông qua mua bán trên thị trường có xu hướng tăng cao (so với cùng kỳ, tháng 4 tăng 12,1%, 4 tháng tăng 6,5%). Nếu loại trừ yếu tố giá tăng 4,3%, thì cao gấp khoảng 4 lần tốc độ tăng dân số. Đáng lưu ý, tăng trưởng đạt được ở cả 3 ngành, trong đó du lịch lữ hành tăng cao nhất.

Xuất nhập khẩu đạt được nhiều vượt trội. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu đạt quy mô lớn nhất từ trước đến nay, tăng 16,4% so với cùng kỳ năm trước. Khu vực kinh tế trong nước tăng cao hơn khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (21,6% so với 14,7%). Có 30/35 mặt hàng chủ yếu tăng, trong đó một số mặt hàng có mức tăng khá cao. Giá xuất khẩu nhiều mặt hàng tăng. Mới qua 1/3 năm, đã có 21 mặt hàng đạt trên 1 tỷ USD, trong đó 6 mặt hàng trên 5 tỷ USD.

Xuất khẩu tăng cao hơn nhập khẩu (16,4% so với 15,7%), nên 4 tháng năm nay đã tiếp tục xuất siêu với mức xuất siêu cao hơn cùng kỳ (2,529 tỷ USD so với 1,55 tỷ USD). Trong quý I, mức xuất siêu lớn (trên 1 tỷ USD) với 6 thị trường (Mỹ, Hồng Kông, Hà Lan, Canada, Đức, Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Anh). Các kết quả tích cực trong 4 tháng là tín hiệu khả quan để cả năm xuất khẩu có thể cán mốc 390 tỷ USD và có thể là năm thứ 7 xuất siêu – với mức xuất siêu cao hơn năm trước (trên 4,1 tỷ USD).

Tuy nhiên, nhập khẩu nhiều mặt hàng giảm, chứng tỏ việc gián đoạn nguồn cung từ nước ngoài vẫn tiếp tục và có nguyên nhân do giá nhập khẩu vẫn tăng cao. Nhập siêu còn rất lớn ở khu vực kinh tế trong nước (9,2 tỷ USD), với một số thị trường (lớn nhất là Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan…).

Tăng trưởng đạt được ở cả 3 nhóm ngành. Nhóm ngành nông, lâm nghiệp – thủy sản tiếp tục là bệ đỡ khi đạt được ở các ngành cụ thể. Nhóm ngành công nghiệp – xây dựng tăng cao nhất trong 3 nhóm ngành, trong đó tăng cao nhất là công nghiệp chế biến, chế tạo. Nhóm ngành dịch vụ có dấu hiệu phục hồi tăng trưởng…

Những kết quả của quý I và 4 tháng là tín hiệu khả quan để cả năm có thể đạt được mục tiêu tăng trưởng. Đồng thời, đòi hỏi phải có biện pháp khắc phục hạn chế, thách thức, trong đó tập trung đẩy nhanh thực hiện hỗ trợ tài chính – tiền tệ, đẩy nhanh đầu tư công, phát triển kinh tế số…

Rót vốn từ Chương trình phục hồi cho ba dự án đường bộ cao tốc

Chiều 10/5, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội thẩm tra chủ trương đầu tư Dự án đường bộ cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng; Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột; Biên Hòa – Vũng Tàu.

Với điểm tựa là Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội, Chính phủ kiến nghị Quốc hội xem xét quyết định ba dự án quan trọng quốc gia là ba dự án đường bộ cao tốc ngay kỳ họp thứ ba khai mạc 23/5 tới đây.

Đó là các dự án (giai đoạn 1) đường bộ cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng; Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột; Biên Hòa – Vũng Tàu.

Chiều nay (10/5), Ủy ban Kinh tế của Quốc hội sẽ tiến hành thẩm tra chủ trương đầu tư ba dự án này, trước khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến trong phiên họp thứ 11 (bắt đầu từ sáng 11/5).

Theo tờ trình của Chính phủ, Dự án đường bộ cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng có chiều dài 188,2 km, quy mô đầu tư giai đoạn 1 là 4 làn xe, tốc độ thiết kế 100 km/h.

Dự án đường bộ cao tốc Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột có tổng chiều dài 117,5 km, phân kỳ đầu tư giai đoạn 1 với quy mô 4 làn xe,  tốc độ thiết kế 100 km/h.

Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu có chiều dài 53,7 km, quy mô 4-6  làn xe với tốc độ thiết kế 100 km/h.

Về tiến độ thực hiện cả ba dự án đều dự kiến chuẩn bị năm 2022, khởi công năm 2023 và cơ bản hoàn thành năm 2025.

Với tổng chiều dài khoảng 360 km, sơ bộ tổng mức đầu tư của cả 3 dự án được Chính phủ tính toán là gần 85.000 tỷ đồng.

Dự kiến đầu tư công toàn bộ, nên tổng mức đầu tư, nguồn vốn và khả năng cân đối vốn chắc chắn là nội dung được Quốc hội quan tâm đặc biệt khi xem xét hồ sơ các dự án này.

Điều đặc biệt là cả ba dự án đều đã được Chính phủ đề xuất trong danh mục dự án thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội (Chương trình)  và thuộc đối tượng ưu tiên theo Nghị quyết số 43/2022/QH15 được áp dụng cơ chế chỉ định thầu có tiết kiệm 5% theo khoản 1 Điều 5 Nghị quyết này.

Vì thế, một phần vốn được lấy từ chính Chương trình, lần lượt là khoảng 3.800 tỷ đồng, khoảng 2.320 tỷ đồng và khoảng 3.500 tỷ đồng.

Cả ba dự án, theo Chính phủ đều đáp ứng các nguyên tắc, tiêu chí lựa chọn và phân bổ vốn theo quy định của Nghị quyết số 43/2022/QH15. Thực hiện Nghị quyết này, hiện Chính phủ đang rà soát, hoàn thiện danh mục các dự án sử dụng nguồn vốn của Chương trình để báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến trước khi phân bổ vốn; trong đó Chính phủ thống nhất trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội bố trí số vốn cụ thể cho ba dự án như trên, từ Chương trình.

Phần còn lại, ngoài nguồn vốn đã dự kiến bố trí trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 – 2025, vốn cho các dự án còn được huy động từ ngân sách địa phương (nguồn tăng thu, tiết kiệm chi năm 2021 và rà soát, cơ cấu lại kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 – 2025) và tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách trung ương năm 2021.

Sau khi cân đối, Chính phủ khẳng định, toàn bộ nguồn vốn trong giai đoạn 2022 – 2025 đã được cân đối đầy đủ cho cả ba dự án. Trong 2 năm 2022, 2023, Chính phủ ưu tiên giải ngân toàn bộ nguồn vốn trong Chương trình, nguồn tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách trung ương năm 2021.

Sơ bộ hiệu quả đầu tư, Chính phủ đánh giá các dự án đều đạt hiệu quả về kinh tế – xã hội.

Sau khi các Dự án hoàn thành sẽ tổ chức thu phí để hoàn trả số vốn ngân sách trung ương đã bố trí đầu tư cho Dự án theo quy định của pháp luật (tương tự các dự án thành phần đầu tư công của dự án đường bộ cao tốc Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2017 – 2020 và giai đoạn 2021 – 2025.

Trong bối cảnh nguồn lực khó khăn, khối lượng công việc lớn, Chính phủ cho biết đã cân nhắc lựa chọn cách tiếp cận mới để triển khai nhanh, đồng bộ, đẩy mạnh phân cấp, ủy quyền, phát huy trách nhiệm của địa phương, huy động các cấp vào cuộc và huy động tối đa mọi nguồn lực cả trung ương và địa phương tham gia dự án.

Theo đó, cơ chế đặc thù được Chính phủ kiến nghị là cho phép trình tự, thủ tục, thẩm quyền thẩm định và quyết định đầu tư các dự án thành phần được thực hiện như dự án nhóm A theo quy định của pháp luật về đầu tư công. Chính phủ cũng kiến nghị Quốc hội cho phép các địa phương bố trí ngân sách địa phương tham gia dự án và cho phép phân chia các dự án thành theo địa giới hành chính các tỉnh/thành phố.

Ngoài 3 dự án trên, tại kỳ họp thứ ba, Quốc hội còn xem xét quyết định chủ trương đầu tư dự án Vành đai 4 vùng Thủ đô Hà Nội, Vành đai 3 TP.HCM, cũng là các dự án quan trọng quốc gia. 

TP.HCM: Chậm trễ lập quy hoạch các nút giao thông trên địa bàn

Xét báo cáo của Sở Quy hoạch – Kiến trúc (QH-KT) tại Công văn số 01/SQHKT-HTKT về công tác lập quy hoạch các nút giao thông trên địa bàn TP.HCM, mới đây, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi đã ký văn bản phản hồi về nội dung này.

Tiến độ thực hiện công tác lập quy hoạch các nút giao thông trên địa bàn Thành phố đều bị chậm trễ, không theo kế hoạch đề ra. (Ảnh: Lê Toàn)
Tiến độ thực hiện công tác lập quy hoạch các nút giao thông trên địa bàn Thành phố đều bị chậm trễ, không theo kế hoạch đề ra. (Ảnh: Lê Toàn)

Theo phản hồi từ UBND TP.HCM, từ năm 2016 đến nay, UBND Thành phố đã có nhiều văn bản chấp thuận chủ trương theo đề xuất của Sở QH-KT và có nhiều ý kiến chỉ đạo liên quan công tác lập quy các nút giao thông trên địa bàn Thành phố.

Cụ thể, UBND Thành phố giao Sở QH-KT chủ trì, phối hợp Sở Giao thông vận tải, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở tài chính và UBND các quận-huyện, khẩn trương tổ chức rà soát, đề xuất lập quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 các nút giao thông trên địa bàn Thành phố.

Trong đó, ưu tiên lập quy hoạch trước các nút giao trên các đường vành đai, trường trục hướng tâm, đường cấp đô thị… trình UBND Thành phố phê duyệt, làm cơ sở để quản lý quy hoạch đô thị được đồng bộ, giải quyết các thủ tục về đất đai, cấp phép xây dựng và tháo gỡ vướng mắc cho người dân trong khu vực bị ảnh hưởng.

Trên cơ sở đó, sẽ xác định được cụ thể phạm vi ranh giới quy hoạch, quy mô và hình dạng của các nút giao thông để tổng hợp đề xuất trình UBND Thành phố báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch, phát triển giao thông vận tải TP.HCM theo quy định. 

Tuy nhiên, tiến độ thực hiện công tác lập quy hoạch này đều bị chậm trễ, không theo kế hoạch đề ra.

Nhằm chấn chỉnh và đẩy nhanh công tác lập quy hoạch các nút giao thông trên địa bàn, UBND Thành phố đề nghị Sở QH-KT chủ trì, làm việc với các cơ quan, đơn vị liên quan để thống nhất ý kiến, đề xuất cụ thể danh mục các nút giao thông cần lập quy hoạch (hoặc điều chỉnh quy hoạch).

Đồng thời, phân công rõ trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị liên quan và công tác phối hợp thực hiện, thời gian hoàn thành, phân bổ nguồn kinh phí thực hiện, trình lại UBND Thành phố trước ngày 30/5/2022.

Trong văn bản gửi UBND TP.HCM trước đó, Sở QH-KT cho biết, trường hợp lập quy hoạch riêng cho nút giao thông, đối với các nút giao chỉ cần xác định rõ phạm vi ranh giới của đất chức năng giao thông thì sẽ có nhiều nội dung không cần thiết, hoặc không thể thực hiện được như: thiết kế đô thị, đánh giá môi trường chiến lược…

Riêng đối với trường hợp lập quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 đối với các nút giao còn có một số vướng mắc, hạn chế như: lập quy hoạch chi tiết các nút giao khi chưa gắn với quá trình nghiên cứu thì có thể dẫn đến việc phương án quy hoạch không sát với thực tế và phương án đầu tư, gây lãng phí…

Từ những vướng mắc trên, Sở QH-KT kiến nghị UBND Thành phố xem xét chấp thuận cho việc không tiếp tục lập quy hoạch chi tiết đối với các nút giao thông theo Thông báo số 489/TB-VP; Thông báo số 162/TB-VP của Văn phòng UBND Thành phố.

Đồng thời, kiến nghị UBND Thành phố điều chỉnh cục bộ các đồ án quy hoạch phân khu có các nút giao thông thuộc hai trường hợp.

Thứ nhất, các nút giao thông còn thể hiện dưới hình thức vòng tròn; Các nút giao thông đã có phương án thiết kế được duyệt. Cần bổ sung đầy đủ nội dung quy hoạch (thể hiện ranh giới, quy mô vị trí các ô chức năng đất giao thông và các loại đất khác).

Thứ hai, các nút giao thông đã có phương án thiết kế được duyệt thì cần phải cập nhật ranh giới. Trường hợp nút giao thuộc khu vực có yêu cầu đặc biệt về cải tạo, chỉnh trang phát triển đô thị, Sở QH-KT sẽ phối hợp UBND quận-huyện và TP.Thủ Đức xác định phạm vi điều chỉnh quy hoạch trên cơ sở đánh giá hiện trạng và yêu cầu phát triển khu vực.

TP.HCM: Metro số 1 sắp hoàn thành, vẫn vướng mắc thủ tục giải ngân

Theo báo cáo của Ban quản lý Đường sắt đô thị TP.HCM, dù tuyến metro số 1 (Bến Thành-Suối Tiên) sắp hoàn thành vào năm 2023 nhưng vốn ODA cấp cho Dự án vẫn rất chậm vì vướng mắc thủ tục giải ngân.

Vận chuyển đoàn tàu metro cuối cùng từ cảng Khánh Hội về depot Long Bình, TP. Thủ Đức
Vận chuyển đoàn tàu metro cuối cùng từ cảng Khánh Hội về depot Long Bình, TP. Thủ Đức

Trong tổng mức đầu tư hơn 43.700 tỷ đồng của dự án thì vốn ODA chiếm hơn 38.200 tỷ đồng (hơn 14.333 tỷ đồng vốn cấp phát và gần 23.932 tỷ đồng vốn vay lại). 

Đến nay, vốn ODA từ Trung ương cấp phát cho tuyến metro số 1 đã được giải ngân hơn 10.340 tỷ đồng, còn hơn 3.987 tỷ đồng chưa được giải ngân.

Trước tình trạng thiếu vốn, UBND TP.HCM đã nhiều lần kiến nghị Bộ ngành chức năng xem xét giải ngân số vốn ODA cấp phát còn thiếu là 2.283 tỷ đồng.

Gia Lai: Định kỳ hàng tuần, chủ đầu tư phải báo cáo tiến độ giải ngân từng dự án

UBND tỉnh Gia Lai vừa có Công văn đốn đốc phân bổ chi tiết kế hoạch đầu tư nguồn ngân sách nhà nước và đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2022.

gia_lai_-_Copy.jpg

Việc giải ngân vốn đầu tư nhanh sẽ thúc đẩy phục hồi kinh tế, xã hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai.
Việc giải ngân vốn đầu tư nhanh sẽ thúc đẩy phục hồi kinh tế, xã hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai.

Để đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân, đảm bảo hoàn thành kế hoạch vốn đầu tưcông năm 2022 và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, phấn đấu tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công năm 2022 đạt 100% kế hoạch, UBND tỉnh Gia Lai yêu cầu giám đốc các sở; thủ trưởng các ban, ngành, đơn vị; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; các chủ đầu tư, ban quản lý Dự án tập trung triển khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp để đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công, vốn ODA và vốn vay ưu đãi nước ngoài năm 2022.

UBND tỉnh Gia Lai giao Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với các đơn vị rà soát các đơn vị, địa phương, chủ đầu tư, ban quản lý dự án chậm triển khai dự án, giải ngân chậm. Từ đó, đề ra giải pháp phù hợp điều chỉnh ngay từ đầu năm kế hoạch vốn ngân sách nhà nước.

Tỉnh Gia Lai cũng yêu cầu, đối với các đồng chí Bí thư Huyện ủy, Thị ủy, Thành ủy; Thường trực HĐND các huyện, thị xã, thành phố cần chỉ đạo sát sao, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về giải phóng mặt bằng, bồi thường, tái định cư, xử lý kịp thời khiếu nại, tạo sự đồng thuận của Nhân dân. Đồng thời, không để xảy ra tình trạng chậm, ảnh hưởng đến tiến độ triển khai dự án.

Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Gia Lai, tính đến ngày 5/5, tỷ lệ giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2022 của tỉnh đạt 11,85% kế hoạch. Trong đó vốn ngân sách địa phương giải ngân đạt 15,42%, vốn ngân sách trung ương trong nước đạt 4,3%, vốn nước ngoài (ODA) đạt 7,52%, vốn năm 2021 kéo sang năm 2022 đạt 71%.

Trước đó, tỉnh Gia Lai cũng đã thành lập Tổ công tác thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công năm 2022. Theo đó, Tổ công tác do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hồ Phước Thành làm Tổ trưởng; Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư làm Tổ phó thường trực; Giám đốc Sở tài chínhlàm Tổ phó. 

Tổ công tác có chức năng phối hợp liên ngành, giúp UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo, xử lý, tháo gỡ kịp thời các khó khăn, vướng mắc trong đầu tư xây dựng cơ bản, giải ngân vốn, giải phóng mặt bằng, đảm bảo tiến độ thực hiện, giải ngân vốn đầu tư công trên địa bàn tỉnh.

Định kỳ hàng tuần, các chủ đầu tư có báo cáo bằng văn bản tiến độ thực hiện, tiến độ giải ngân của từng dự án, từng chương trình do tỉnh đầu tư và các nguồn vốn do cấp huyện đầu tư, trong đó nêu rõ: khối lượng, tiến độ thực hiện trong tuần; các khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện, các kiến nghị, đề xuất.

Thu hồi hơn 1.500 ha đất trồng cao su ở Kon Tum do không phù hợp 

UBND tỉnh Kon Tum vừa yêu cầu Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với đơn vị, địa phương có liên quan kiểm tra, rà roát, đo đạc diện tích đất khoảng 1.500 ha không phù hợp để trồng cao su tại huyện Ia H’Drai do Công ty TNHH MTV cao su Chư Mom Ray quản lý.

Khai thác cao su thanh lý tại tỉnh Kon Tum. Ảnh: T.T
Khai thác cao su thanh lý tại tỉnh Kon Tum. Ảnh: T.T

Phần diện tích khoảng 139,8 ha tại xã Hòa Bình, TP. Kon Tum do Công ty TNHH MTV cao su Kon Tum quản lý cũng được yêu cầu kiểm tra, rà soát.

Mục tiêu là để thực hiện công tác thu hồi, bồi thường, giải phóng mặt bằng và bàn giao về cho địa phương và Bộ Tư lệnh Quân đoàn 3 đảm bảo thủ tục pháp lý theo đúng quy định sau khi đã được các đơn vị cung cấp tài liệu bản đồ có liên quan đến diện tích thu hồi.

Để thực hiện được công việc này, UBND tỉnh Kon Tum đề nghị Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam chỉ đạo Công ty TNHH MTV cao su Kon Tum chủ trì, phối hợp cơ quan chuyên môn, địa phương có liên quan của tỉnh trong việc cung cấp tài liệu, bản đồ để lập thủ tục thu hồi đất với diện khoảng 139,8 ha tại xã Hòa Bình, thành phố Kon Tum để bàn giao cho Bộ Tư lệnh Quân đoàn 3 đảm bảo tiến độ và theo đúng quy định; chỉ đạo Công ty TNHH MTV cao su Chư Mom Ray cung cấp tài liệu bản đồ cho các đơn vị, địa phương có liên quan của tỉnh Kon Tum để tổ chức rà soát, đo đạc, thu hồi diện tích khoảng 1.500 ha không phù hợp để trồng cao su tại huyện Ia H’Drai theo quy định và giải quyết các vướng mắc khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện.

UBND tỉnh Kon Tum đề nghị Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam chỉ đạo các đơn vị chuyên môn tiếp tục nghiên cứu, phối hợp với các cơ quan chuyên môn của tỉnh trong việc triển khai đầu tư các Dự án phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, dự án đầu tư khu dân cư, dự án đầu tư nhà máy chế biến mủ cao su và các dự án khác trên diện tích đất trồng cao su trên địa bàn tỉnh Kon Tum.

Cơ chế phối hợp giữa UBND tỉnh Kon Tum và Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam cũng đang được đề xuất để triển khai thực hiện phương án sản xuất khoán và liên kết khoán tại Công ty TNHH MTV cao su Kon Tum.

Phú Yên chuẩn bị tu bổ, tôn tạo Di tích Gành Đá Đĩa

Ngày 10/5, lãnh đạo tỉnh Phú Yên đã đi khảo sát thực địa tại Gành Đá Đĩa để chuẩn bị cho việc đầu tư Dự án Tu bổ, tôn tạo danh lam thắng cảnh quốc gia đặc biệt Gành Đá Đĩa. 

Gềnh Đá Đĩa Phú Yên nhìn từ trên núi phía Đông
Gềnh Đá Đĩa Phú Yên nhìn từ trên núi phía Đông

Theo ông Đào Mỹ, Phó chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên, Dự án Tu bổ, tôn tạo danh lam thắng cảnh quốc gia đặc biệt Gành Đá Đĩa được lập đề xuất chủ trương đầu tư theo Quyết định số 1230/QĐ-TTg ngày 15/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Bảo tồn và phát huy bền vững giá trị di sản văn hóa Việt Nam, giai đoạn 2021-2025.

“Hiện UBND tỉnh đã giao nhiệm vụ cho Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư Dự án”, ông Đào Mỹ cho hay.

Theo đó, Dự án Tu bổ, tôn tạo danh lam thắng cảnh quốc gia đặc biệt Gành Đá Đĩa bao gồm các hạng mục: Mở rộng bãi đỗ xe với diện tích 5.000 m2; Cải tạo cổng và đường vào khu di tích; Cải tạo mở rộng Khu hoa viên và các hoạt động ngoài trời; Cầu đi bộ ngắm cảnh quan Gành Đá Đĩa… 

Tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 40 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách tỉnh. Thời gian thực hiện từ năm 2023-2025.

Ngoài ra, trong năm 2022, hạng mục tiểu cảnh công viên khu vực phía Đông Bắc cổng ra vào Gành Đá Đĩa có diện tích khoảng 2.800 m2 sẽ được đầu tư từ nguồn vốn xã hội hóa.

Liên quan đến Dự án này, Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Yên cho biết, đã kiến nghị cho chủ trương nâng cấp, mở rộng Tuyến đường giao thông từ QL1A đến thắng cảnh Gành Đá Đĩa nhằm đáp ứng lưu lượng khách tham quan du lịch, tránh tình trạng quá tải, kẹt xe vào các ngày lễ, tết…

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên Đào Mỹ  cho biết thêm, việc tu bổ, tôn tạo danh lam thắng cảnh quốc gia đặc biệt Gành Đá Đĩa sẽ tạo điểm đến hấp dẫn, có ấn tượng tốt đẹp trong lòng mỗi du khách khi đến với danh thắng quốc gia đặc biệt này.

Gành Đá Đĩa Phú Yên là một trong những địa chỉ “đỏ” thu hút du khách đến với địa phương này. Trong 29.000 lượt du khách đến Phú Yên dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 vừa qua, thì Di tích danh thắng quốc gia đặc biệt Gành Đá Đĩa vẫn là điểm đến thu hút đông khách tham quan nhất, với gần 23.000 lượt khách.  

Đã cân đối lại vốn để thông tuyến đường Hồ Chí Minh

Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Giao thông – Vận tải cân đối lại kế hoạch đầu tư công trung hạn, bố trí đủ 4.450 tỷ đồng để việc thông tuyến đường Hồ Chí Minh không tiếp tục lỡ hẹn.

Chuẩn bị kỳ họp thứ ba, Quốc hội khóa XV (khai mạc ngày 23/5/2022), Chính phủ đã gửi đến các vị đại biểu Quốc hội tờ trình tổng kết, đánh giá tổng thể tình hình thực hiện Nghị quyết số 66/2013/QH13 và kế hoạch triển khai Dự án Đường Hồ Chí Minh giai đoạn tiếp theo. Đây cũng sẽ là dự án được Quốc hội xem xét điều chỉnh một số nội dung và giải pháp, nhằm tiếp tục thực hiện có hiệu quả chủ trương đầu tư xây dựng dự án quan trọng quốc gia đã vắt qua 5 nhiệm kỳ này.

Được Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư theo Nghị quyết số 38/2004/QH11 năm 2004, Dự án Đường Hồ Chí Minh dự định thông tuyến vào năm 2010, sau đó Nghị quyết số 66/2013/QH13 điều chỉnh sang năm 2020. Nhưng Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội (cơ quan thẩm tra báo cáo) cho biết, đến nay, tiến độ triển khai Dự án chậm gần 2 năm so với yêu cầu và cũng chưa rõ thời gian kết thúc.

Để nối thông toàn tuyến đường Hồ Chí Minh, cần hoàn thiện 171 km của 3 đoạn: Chợ Chu – Ngã ba Trung Sơn; Đoan Hùng – Chợ Bến và Rạch Sỏi – Bến Nhất – Gò Quao – Vĩnh Thuận. Nhưng 3 đoạn này chưa bố trí vốn (tổng mức đầu tư khoảng 10.770 tỷ đồng) để triển khai thực hiện.

Đặt mục tiêu đến năm 2025 hoàn thành đầu tư các đoạn Chợ Chu – Ngã ba Trung Sơn và Rạch Sỏi – Bến Nhất – Gò Quao – Vĩnh Thuận nhằm nối thông tuyến đường Hồ Chí Minh, Chính phủ đã báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đề nghị Quốc hội cho phép sớm sử dụng nguồn vốn dự phòng chung Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 – 2025 để đầu tư 2 dự án này. Đồng thời, được chuyển đổi hình thức đầu tư các dự án trong giai đoạn tiếp theo thuộc đoạn Đoan Hùng – Chợ Bến sang hình thức đầu tư công.

Sau khi cho ý kiến tại phiên họp tháng 3/2022, Ủy ban Thường vụ Quốc hội kết luận, về nguyên tắc, đối với các đoạn tuyến cụ thể, phải bố trí vốn để hoàn thành toàn tuyến theo Nghị quyết của Quốc hội.

Trước mắt, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, cần rà soát, sắp xếp lại Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 và nguồn vốn đầu tư công bố trí cho Chương trình Phục hồi và Phát triển kinh tế – xã hội để cân đối đầy đủ, kịp thời nguồn vốn đầu tư đoạn Chợ Chu – Ngã ba Trung Sơn kết nối giao thông của An toàn khu Định Hóa – Thái Nguyên; đoạn Rạch Sỏi – Bến Nhất – Gò Quao – Vĩnh Thuận kết nối giao thông Đồng bằng sông Cửu Long nhằm thông tuyến đường Hồ Chí Minh quy mô 2 làn xe.

Trên cơ sở ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ cho biết, đã chỉ đạo Bộ Giao thông – Vận tải cân đối lại Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 – 2025 của Bộ này để bố trí đủ 4.450 tỷ đồng cho 2 dự án trên. Hiện Bộ đang hoàn thiện thủ tục trình cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư các dự án trên và điểu chỉnh, bổ sung danh mục trong kế hoạch đầu tư công trung hạn.

Với đoạn Đoan Hùng – Chợ Bến, Chính phủ cho biết, đã đầu tư các đoạn Đoan Hùng – Phú Thọ (23 km) thuộc Dự án cao tốc Tuyên Quang – Phú Thọ, dự kiến hoàn thành năm 2023; đoạn Phú Thọ – Cổ Tiết (19,5 km) đầu tư theo hình thức BOT, đã hoàn thành năm 2017.

Riêng đoạn Cổ Tiết – Chợ Bến (87,5 km), do nhu cầu vận tải chưa cao và đã có Quốc lộ 21A, Quốc lộ 32 song hành, nên phương án tài chính nếu đầu tư BOT không khả thi. Hiện các tuyến Quốc lộ 21A, Quốc lộ 32 đang khai thác với quy mô cấp III, 2 làn xe, đáp ứng yêu cầu vận tải giai đoạn hiện tại, nên Chính phủ kiến nghị tận dụng các đoạn quốc lộ này để nối thông đường Hồ Chí Minh, trong điều kiện nguồn lực khó khăn.

Tại tờ trình mới nhất, Chính phủ kiến nghị Quốc hội xem xét đưa vào Nghị quyết của kỳ họp thứ ba việc giao Chính phủ triển khai sớm hoàn thành dứt điểm việc đầu tư xây dựng các đoạn Chợ Chu – Ngã ba Trung Sơn và Rạch Sỏi – Bến Nhất – Gò Quao – Vĩnh Thuận nhằm nối thông tuyến đường Hồ Chí Minh theo quy mô hai làn xe trong giai đoạn 2021 – 2025.

Chính phủ cũng xác định một số giải pháp thực hiện bằng được mục tiêu này. Theo đó, sẽ đổi mới tư duy, nhận thức vai trò, vị trí của đường Hồ Chí Minh để ưu tiên tập trung nguồn lực nhà nước, nguồn vốn đầu tư công sẽ là chủ đạo.

Với giai đoạn tiếp theo, Nghị quyết số 66/2013/QH13 đã yêu cầu tổng kết, đánh giá việc thực hiện Dự án Đường Hồ Chí Minh sau khi nối thông toàn tuyến; dự toán tổng mức đầu tư và kế hoạch triển khai Dự án giai đoạn sau năm 2020 để báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định.

Nay, Chính phủ đề nghị đưa vào Nghị quyết kỳ họp thứ ba việc giao Chính phủ “triển khai cụ thể các dự án trong giai đoạn sau năm 2020 theo quy hoạch, phù hợp với yêu cầu vận tải, khả năng cân đối nguồn lực và hiệu quả đầu tư”.

Chiều 8/5/2022, trong phiên họp thẩm tra tờ trình của Chính phủ về dự án này, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Lê Quang Huy nêu rõ, việc triển khai Dự án Đường Hồ Chí Minh trong giai đoạn tiếp theo có ý nghĩa rất to lớn về chính trị, lịch sử và phát triển kinh tế – văn hóa – xã hội của các địa phương. Do đó, nâng cấp, duy tu các đoạn đường đã triển khai của Dự án cũng như đảm bảo nguồn lực, đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện Dự án là nhiệm vụ quan trọng trong thời gian tới.

Hơn 720.000 tỷ dự kiến đầu tư vào năng lượng tái tạo tại Gia Lai 

176 dự án điện mặt trời, điện gió được các nhà đầu tư quan tâm đăng ký đầu tư tại tỉnh Gia Lai, tổng vốn đầu tư dự kiến là hơn 720.000 tỷ đồng.

Dự án điện gió trên địa bàn tỉnh Gia Lai.
Dự án điện gió trên địa bàn tỉnh Gia Lai.

UBND tỉnh Gia Lai cho biết, với tiềm năng lớn về năng lượng tái tạo, trong những năm qua, nhiều nhà đầu tư và doanh nghiệp đã quan tâm đề xuất đầu tư các Dự án điện gió, điện mặt trời trên địa bàn Tỉnh.

Toàn tỉnh Gia Lai hiện có 163 dự án điện gió và điện mặt trời với tổng công suất 21.875 MW, tổng vốn đầu tư dự kiến trên 539.000 tỷ đồng.

Chỉ tính riêng 16 dự án điện gió đang được triển khai xây dựng với tổng công suất 1.142 MW, Gia Lai thu hút được một nguồn lực đầu tư đáng kể với hơn 40.000 tỷ đồng.

Lĩnh vực năng lượng tái tạo đã đóng góp đáng kể cho tăng trưởng của Gia Lai. Trong năm 2021, dù dịch Covid-19 gây nhiều khó khăn nhưng thu ngân sách của tỉnh Gia Lai vẫn đạt hơn 7.880 tỷ đồng, đạt 156,15% dự toán HĐND tỉnh giao. Trong đó, riêng khoản thu từ các công trình điện gió đạt trên 2.100 tỷ đồng.

Qua khảo sát, đánh giá nguồn năng lượng tái tạo có khả năng khai thác và sử dụng, thì tỉnh Gia Lai có thể phát triển các dự án điện mặt trời, quy mô công suất có thể đạt khoảng 7.500MW; các dự án điện gió với quy mô công suất có thể đạt khoảng 11.950MW.

Hiện có 176 dự án điện mặt trời, điện gió được các nhà đầu tư quan tâm đăng ký với quy mô 24.300 MWp, dự kiến vốn đầu tư trên 720.000 tỷ đồng. 

Tỉnh Gia Lai đặt mục tiêu đến năm 2025, phấn đấu thu hút và đưa vào hoạt động mới các dự án về năng lượng tái tạo trên 3.000MW-3.500MW, với tổng vốn đầu tư dự kiến khoảng trên 156.000 tỷ đồng.

Trong đó có 1.242 MW được triển khai năm 2021 còn lại tiếp tục kêu gọi đầu tư xây dựng và đưa vào vận hành sau năm 2021 và những năm tới khoảng 2.310 MW gồm các dự án: thủy điện IaLy thêm 36 0MW, điện mặt trời nối lưới và điện mặt trời nổi 550 MW, điện gió và điện sinh khối, thủy điện 1.400MW.

Ngoài ra, Gia Lai sẽ tập trung triển khai 4 dự án lưới điện 500kV; 05 dự án lưới điện 220kV; lưới điện 110Kv…

Đến năm 2030, Gia Lai đặt mục tiêu thu hút 1.500 MW điện năng lượng tái tạo, khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng mới để góp phần cung cấp năng lượng điện quốc gia, đáp ứng cho các mục tiêu của Chiến lược phát triển kinh tế­ – xã hội 10 năm 2021 – 2030…

Để hiện thực hoá mục tiêu đó, Gia Lai sẽ thu hút, tạo các điều kiện cho nhà đầu tư khởi công đầu tư xây dựng và đưa vào vận hành thêm các nhà máy thủy điện, điện mặt trời nối lưới và điện mặt trời nổi, điện gió, điện sinh khối. Phát triển đồng bộ lưới điện truyền tải và phân phối trên địa bàn tỉnh, đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của địa phương và truyền tải công suất hỗ trợ cho các địa phương khác khi thiếu nguồn.

Ngoài ra, tỉnh sẽ khuyến khích kinh tế tư nhân tham gia xã hội hóa trong đầu tư xây dựng hệ thống lưới điện truyền tải, đặc biệt là đầu tư xây dựng các trạm biến áp 500 KV, phù hợp với Quy hoạch Phát triển Điện lực Quốc gia, để đáp ứng được yêu cầu giải tỏa công suất cho các dự án nguồn điện trên địa bàn tỉnh, đồng thời tăng cường năng lực truyền tải của toàn hệ thống điện.

Hải Phòng: Khởi công dự án kho bãi tại Nam Đình Vũ hơn 32 triệu USD

Nhà đầu tư JD Future Explore V Limited (Hồng Kông) đã tổ chức lễ Khởi công Dự án JD Property Logitics Park Hai Phong 1 tại Khu Phi thuế quan và Khu Công nghiệp Nam Đình Vũ.

Dự án JD Property (Vietnam) Logistics Park Hai Phong 1 của Nhà đầu tư JD Future Explore V Limited (Hồng Kông) tại Khu Phi thuế quan và Khu Công nghiệp Nam Đình Vũ (Khu 1) có tổng vốn đầu tư 32 triệu USD, dự kiến hoàn thành vào quý II/2023.

Với tổng diện tích đất khoảng 97.000 m2 và diện tích cho thuê từ 5.000 m2 đến 55.000 m2, Dự án JD Property (Việt Nam) Logistics Park Hai Phong 1 có thể đáp ứng một cách linh hoạt nhu cầu của các nhà đầu tư trong nhiều ngành nghề và đến từ nhiều quốc gia khác nhau.

Ngoài ra, JD Property cũng sẵn sàng mang đến giải pháp nhà kho xây sẵn theo yêu cầu của khách hàng. 

Phát biểu tại buổi lễ, ông Lê Trung Kiên, Trưởng ban Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng khẳng định: Dự án của JD Property đang cùng góp phần hiện thực hoá mục tiêu tại Nghị quyết 45 của Bộ Chính trị đã xác định xây dựng TP. Hải Phòng sẽ là thành phố đi đầu cả nước trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa; có công nghiệp phát triển hiện đại, thông minh, bền vững; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố Khóa XVI, nhiệm kỳ 2020-2025 là đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng phát triển 03 trụ cột chủ yếu: công nghiệp công nghệ cao, cảng biển – logistics, du lịch – thương mại.

Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 kéo dài từ năm 2019 đến nay, việc các nhà đầu tư tiếp tục đầu tư mới và mở rộng đầu tư tại TP. Hải Phòng đã cho thấy kết quả tích cực từ những giải pháp quyết liệt trong việc thực hiện nhiệm vụ kép, vừa chống dịch vừa phát triển kinh tế – xã hội.

Là chủ đầu tư Khu Phi thuế quan, Khu Công nghiệp Nam Đình Vũ, ông Nguyễn Thành Phương, Tổng giám đốc Tập đoàn Sao Đỏ chia sẻ: Dự án của JD Property nằm trong chiến lược xây dựng khu công nghiệp xanh, gắn với hạ tầng và dịch vụ logistics, tạo thành một hệ sinh thái dịch vụ hoàn thiện từ cảng biển, kho bãi, nhà xưởng xây sẵn, …. để phục vụ tốt nhu cầu ngày càng cao của các nhà đầu tư thế hệ mới.

JD Property được sở hữu bởi Tập đoàn JD.com – một trong những tập đoàn thương mại điện tử hàng đầu của Trung Quốc. Ở Việt Nam, Tập đoàn JD.com còn được biết đến là cổ đông chiến lược lớn nhất của Tiki.vn.

Không chỉ dừng lại với vai trò một hệ thống bán lẻ cạnh tranh trực diện với Alibaba, với số vốn đầu tư lên đến hàng chục triệu USD, JD Property sở hữu một hệ thống hơn 900 nhà kho đạt tiêu chuẩn quốc tế dày đặc chiếm diện tích sàn khoảng 13 triệu mét vuông trên toàn thế giới.

SP Group cam kết đầu tư 12.000 tỷ đồng vào Việt Nam đến năm 2025

12.000 tỷ đồng đầu tư vào các giải pháp năng lượng bền vững tại Việt Nam cho đến năm 2025 là con số ước tính ban đầu, có thể tăng hơn theo tham vọng lớn của SP Group.

Hệ thống làm mát khu vực (District cooling) tại vịnh Marina (Singapore)
Hệ thống làm mát khu vực (District cooling) tại vịnh Marina (Singapore)

Ngày 11/5, trong buổi phỏng vấn và trao đổi với báo chí tại TP.HCM, ông Stanley Huang, Giám đốc điều hành Tập đoàn SP Group cho biết, với các giải pháp năng lượng bền vững như làm mát khu vực, các giải pháp vận tải, các giải pháp lưới điện siêu nhỏ, năng lượng sạch… SP Group cam kết hỗ trợ Việt nam đạt mức phát thải ròng bằng không vào năm 2025.

Theo Giám đốc điều hành của SP Group, Tập đoàn dự định hỗ trợ nỗ lực của Việt Nam thông qua các giải pháp năng lượng bền vững tại các thành phố, quận, thị xã, cũng như khách hàng trong lĩnh vực thương mại và công nghiệp.

Cụ thể, SP Group đặt mục tiêu đạt 1,5 GW về quy mô tiện ích và các Dự án năng lượng mặt trời áp mái tính đến năm 2025. Trong đó, các công ty con thuộc quyền sở hữu của SP Group cam kết phát triển danh mục năng lượng tái tạo tại Việt Nam đạt mức 1.000 MW vào năm 2025.

Chia sẻ thêm thông tin về việc cam kết đầu tư 12.000 tỷ đồng vào Việt Nam đến năm 2025, ông Brandon Chia, Giám đốc khu vực Đông Nam Á và Úc, Giải pháp năng lượng bền vững (SP Group) cho biết, 12.000 tỷ đồng (tức 750 triệu đô la Singapore) là con số ước tính ban đầu để phục vụ các mục tiêu trên của Công ty cho đến năm 2025.

Tuy nhiên sau năm 2025, tham vọng của SP group  có thể lớn hơn nữa và tăng trưởng cùng thị trường. Do vậy, con số đầu tư sau đó có thể tăng lên vì SP Group muốn gắn bó với thị trường Việt Nam trong dài hạn.

Để hỗ trợ Việt Nam tốt hơn trong việc giảm phát thải ròng, Giám đốc điều hành Tập đoàn SP Group cho biết, hệ thống làm mát khu vực (district cooling) sẽ là giải pháp hiệu quả.

Cụ thể, hệ thống làm mát khu vực là hệ thống làm mát các cụm tòa nhà được kết nối bằng mạng đường ống với một hoặc nhiều nhà máy làm mát tầm trung. Mô hình này đã giúp khu vực Marina Bay của Singapore tiết kiệm 30% năng lượng và giảm 20.000 tấn phát thải carbon mỗi năm, tương đương với việc giảm hoạt động của 18.000 ôtô.

“SP Group đang tìm kiếm một dự án mang tính biểu tượng ở Việt Nam để làm bệ phóng cho dịch vụ công ty cung cấp. Nếu chúng tôi có mặt ở đây sớm hơn, chúng tôi có thể hợp tác với tòa nhà Landmark 81 để áp dụng hệ thống làm mát khu vực”, ông Stanley Huang nói.

Chuyển giao hồ sơ cao tốc TP.HCM – Thủ Dầu Một – Chơn Thành cho Bình Dương

Bộ GTVT yêu cầu sớm cung cấp toàn bộ hồ sơ, kết quả nghiên cứu và các tài liệu liên quan của Dự án cao tốc TP. HCM – Thủ Dầu Một – Chơn Thành cho UBND tỉnh Bình Dương.

Bộ GTVT vừa công văn gửi UBND tỉnh Bình Dương; Ban quản lý Dự án đường Hồ Chí Minh; Tổng công ty Tư vấn thiết kế GTVT về việc cung cấp hồ sơ dự án đường cao tốc TP. HCM – Thủ Dầu Một – Chơn Thành.

Theo đó, lãnh đạo Bộ GTVT giao Ban quản lý dự án đường Hồ Chí Minh chủ trì, phối hợp với Tổng công ty Tư vấn thiết kế GTVT khẩn trương cung cấp toàn bộ hồ sơ, kết quả nghiên cứu và các tài liệu liên quan của Dự án cho UBND tỉnh Bình Dương và phối hợp chặt chẽ với UBND tỉnh Bình Dương trong quá trình triển khai Dự án.

Bộ GTVT đề nghị UBND tỉnh Bình Dương chỉ đạo các đơn vị liên quan phối hợp với Ban Quản lý dự án đường Hồ Chí Minh tiếp nhận các hồ sơ, tài liệu, kết quả nghiên cứu của Dự án.

Được biết, tại Thông báo số 96/TB-VPCP ngày 4/4/2022 của Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đồng ý với kiến nghị của tỉnh Bình Dương và ý kiến của Bộ GTVT, tỉnh Bình Phước, TP.HCM, trong đó có việc Giao UBND tỉnh Bình Dương là cơ quan nhà nước có thẩm quyền để triển khai Dự án đường cao tốc TP.HCM – Thủ Dầu Một – Chơn Thành theo hình thức PPP, tạo tuyến giao thông trọng điểm, huyết mạch, góp phần kết nối, thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội các tỉnh Bình Dương với Bình Phước và với vùng Tây Nguyên.

Kết quả nghiên cứu bước đầu của Ban quản lý dự án đường Hồ Chí Minh cho thấy, tuyến cao tốc TP.HCM – Thủ Dầu Một – Chơn Thành có tổng chiều dài 68,7 km, bao gồm hai đoạn tuyến: đoạn tuyến nối cao tốc có điểm đầu (Km0+00 tại nút giao Gò Dưa (vành đai 2 TP.HCM), điểm cuối (Km8+600) tại nút giao An Phú (vành đai 3 TP.HCM) và đoạn tuyến cao tốc có điểm đầu (Km8+600, tại nút giao An Phú (vành đai 3 TP.HCM), điểm cuối (Km68 +700 giao Quốc lộ 14 tại Chơn Thành (Bình Phước).

Trong giai đoạn hoàn chỉnh, Dự án sẽ được đầu tư với quy mô 6 làn xe chạy suốt và 4 làn xe đô thị hai bên. Trong giai đoạn phân kỳ, Dự án sẽ đầu tư 8,6 km từ nút giao Gò Dưa đến nút giao An Phú (Tp HCM) theo quy mô 10 làn xe, nền đường rộng 64 m; đoạn còn lại sẽ đầu tư với quy mô 4 làn xe, nền đường rộng 17 m.

Tổng mức đầu tư Dự án giai đoạn 1 là 24.274 tỷ đồng (chưa tính lãi vay), trong đó vốn Nhà nước tham gia 12.137 tỷ đồng, vốn nhà đầu tư tư nhân là 12.138 tỷ đồng. Nếu được thông qua, Dự án sẽ được triển khai trong giai đoạn 2021 – 2025.

Bình Định có nhiều tiềm năng thu hút nhà đầu tư Hàn Quốc

Sự kiện Tọa đàm “Gặp gỡ Bình Định – Hàn Quốc 2022” với chủ đề “Chung tay phát triển” nhằm chia sẻ, trao đổi thông tin giữa tỉnh Bình Định với các đối tác, doanh nghiệp Hàn Quốc.

Sự kiện này được UBND tỉnh Bình Định phối hợp với Bộ Ngoại giao, Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam tổ chức trong hai ngày 12 và 13/5 tại TP. Quy Nhơn, nhằm chào mừng kỷ niệm 30 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Hàn Quốc (22/12/1992 – 22/12/2022).

Trong 30 năm qua, quan hệ hai nước đã phát triển mạnh mẽ, Việt Nam nói chung và Bình Định nói riêng đang là địa phương được các doanh nghiệp Hàn Quốc quan tâm.

Ông Hồ Quốc Dũng, Bí thư Tỉnh ủy Bình Định cho biết: Tọa đàm là diễn đàn giới thiệu, trao đổi, thảo luận để làm sáng tỏ thêm về tiềm năng, cơ chế chính sách, tạo sự bứt phá cho phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh Bình Định; đồng thời là dịp để các nhà đầu tư Hàn Quốc tìm hiểu cơ hội, hợp tác đầu tư trong nhiều lĩnh vực tại tỉnh Bình Định.

“Với quan điểm nhất quán luôn trân trọng vị thế, vai trò của cộng đồng doanh nghiệp trong phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh, chúng tôi cam kết đồng hành để các Dự án hoàn thành sớm thủ tục theo quy định của pháp luật”, ông Hồ Quốc Dũng nhấn mạnh.

Là một trong 5 tỉnh của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, Bình Định có lợi thế vượt trội, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Nguyễn Phi Long giới thiệu đến các nhà đầu tư Hàn Quốc 5 tiềm năng, lợi thế lớn.

Thứ nhất, nằm ở vị trí thuận lợi nhất của khu vực Đông Nam Á, là cửa ngõ ra biển Đông gần nhất của tiểu vùng sông Mê Kông. Bên cạnh đó, hạ tầng giao thông khá thuận lợi, có cả 4 tuyến đường bộ, đường sắt, đường hàng không và đường biển ngang qua.

Thứ hai, nguồn nhân lực dồi dào và chất lượng cao – với dân số khoảng 1,5 triệu người, trong đó trên 59% là trong độ tuổi lao động, có thể cung cấp một nguồn nhân lực dồi dào cho các nhà đầu tư.

Thứ ba, nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển trở thành trung tâm du lịch của khu vực, cả nước và vươn tầm Châu Á vì Bình Định là vùng đất có bề dày lịch sử và văn hóa lâu đời, hiện còn lưu giữ nhiều công trình văn hóa vật thể và phi vật thể có giá trị; ngoài ra còn có nhiều danh lam thắng cảnh, nhiều bãi tắm tuyệt đẹp chạy suốt chiều dài 134 km bờ biển của tỉnh.

Thứ tư, Bình Định định hướng phát triển nhanh, toàn diện và bền vững. Hiện, Bình Định đang đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và đang từng bước vươn lên trở thành hạt nhân tăng trưởng, trung tâm đô thị – công nghiệp – dịch vụ của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung,…

Thứ năm, Bình Định luôn mời gọi và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư đến nghiên cứu cơ hội hợp tác đầu tư, kinh doanh.

Qua đó, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định đã mời gọi hợp tác đầu tư, kinh doanh vào các lĩnh vực mà Hàn Quốc có thế mạnh như: sản xuất linh kiện điện tử, công nghiệp ô tô; năng lượng, động cơ, du lịch, nông nghiệp công nghệ cao, thủy sản.

Đại sứ Hàn Quốc tại Việt Nam Park Noh-wan cho rằng, Chương trình Gặp gỡ Hàn Quốc sẽ là cơ hội quý báu để tìm kiếm phương án hợp tác với khu vực Trung Nam Bộ, nơi vẫn còn thiếu vắng các hoạt động hợp tác với Chính phủ và doanh nghiệp Hàn Quốc.

Đặc biệt hơn, mối quan hệ hợp tác giữa TP. Quy Nhơn và Quận Yongsan của Hàn Quốc đã được vun đắp từ năm 1996 đến nay sẽ tiếp tục trở thành hình mẫu tiêu biểu trong lĩnh vực hợp tác địa phương của hai nước, Đại sứ Park Noh-wan bày tỏ. 

Trong khuôn khổ sự kiện “Gặp gỡ Hàn Quốc năm 2022” tại tỉnh Bình Định, trước đó (chiều ngày 12/5), tại Trung tâm Hội nghị tỉnh này đã diễn ra Lễ khai trương gian hàng trưng bày sản phẩm tiêu biểu của các tỉnh miền Trung – Tây Nguyên và Hàn Quốc. Có 42 gian hàng tham gia sự kiện.  

Đồng Tháp muốn thành lập Trung tâm đầu mối nông sản và thuỷ sản nước ngọt vùng Đồng Tháp Mười

Trung tâm đầu mối nông sản và thuỷ sản nước ngọt vùng Đồng Tháp Mười, tuyến cao tốc Hồng Ngự – Trà Vinh, đoạn Cao Lãnh – Hồng Ngự, Khu kinh tế chuyên biệt… là các dự án Đồng Tháp đang muốn đầu tư.

Cụ thể, ngày 13/5, ông Phạm Thiện Nghĩa, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp đã ký ban hành Văn bản số 98/BC-UBND Báo cáo tóm tắt tình hình kinh tế – xã hội tỉnh Đồng Tháp trong 4 tháng đầu năm 2022. Trong báo cáo, UBND tỉnh Đồng Tháp kiến nghị với Trung ương nhiều Dự án quan trọng có tác động lớn đến phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh.

Cụ thể, đề nghị Trung ương chấp thuận chủ trương cho tỉnh thành lập Trung tâm đầu mối nông sản và thuỷ sản nước ngọt vùng Đồng Tháp Mười. 

Trung tâm này sẽ kết nối với Trung tâm liên kết, sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp vùng Đồng bằng sông Cửu Long tại Cần Thơ; với ngành nghề chủ yếu là: cung cấp nông sản, thuỷ sản và đặc sản vùng Đồng Tháp Mười; sơ chế, chế biến và chế biến chuyên sâu nông sản, thuỷ sản nước ngọt, nhằm nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm nông nghiệp, đẩy mạnh cung ứng tiêu thụ trong nước, đặc biệt là xuất khẩu. 

Khi được chấp thuận, UBND tỉnh Đồng Tháp sẽ chỉ đạo các ngành có liên quan lập dự án cụ thể (quy mô, diện tích, địa điểm, nguồn vốn…), trình cấp có thẩm quyền thông qua.

UBND tỉnh Đồng Tháp cũng kiến nghị Trung ương đồng ý chủ trương đầu tư tuyến cao tốc Hồng Ngự – Trà Vinh, đoạn Cao Lãnh – Hồng Ngự, nhằm tạo kết nối với tuyến cao tốc An Hữu – Cao Lãnh (đang triển khai, dự kiến trong năm 2022 sẽ khởi công), rút ngắn được thời gian, cự ly vận chuyển hàng hóa, hành khách từ tỉnh Đồng Tháp đến các vùng kinh tế trọng điểm của Quốc gia là TP. HCM, Cần Thơ, tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Long An, tăng lợi thế cạnh tranh hàng hóa, kích thích kêu gọi đầu tư, góp phần phát triển kinh tế – xã hội của khu vực và tỉnh Đồng Tháp.

Dự án phù hợp với quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1454/QĐ-TTg ngày 01/9/2021. Trên cơ sở chủ trương được chấp thuận, tỉnh tiến hành chuẩn bị phương án đền bù giải phóng mặt bằng, kêu gọi đầu tư bằng hình thức phù hợp.

Cũng thuộc lĩnh vực hạ tầng giao thông, Đồng Tháp kiến nghị đầu tư xây dựng tuyến đường N1 và xây dựng cầu Tân Châu (nối thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang và huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp), trong giai đoạn 2022 – 2025.

Dự án phù hợp với quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1454/QĐ-TTg ngày 01/9/2021, tuyến N1 có điểm đầu tại huyện Đức Huệ, tỉnh Long An, điểm cuối giao QL.80 thuộc TP. Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang, với chiều dài khoảng 235 km.

Dự án có tác động lớn đến phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, kết nối giao thông thông suốt, hoàn chỉnh theo quy hoạch, phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội khu vực, đảm bảo an ninh – quốc phòng; đặc biệt thúc đẩy giao thương kinh tế các cửa khẩu Quốc tế với khu vực Tứ giác Long Xuyên nói riêng và Đồng bằng sông Cửu Long nói chung.

Về giao thông thủy, UBND tỉnh Đồng Tháp đề nghị Trung ương quan tâm, triển khai đầu tư Dự án nâng cấp kênh Mương Khai – Đốc Phủ Hiền giai đoạn 2023 – 2025.

Đây là tuyến đường thủy nội địa, rút ngắn cự ly vận chuyển từ sông Tiền qua sông Hậu và từ sông Tiền đến cảng Cần Thơ, góp phần làm giảm chi phí vận chuyển, phục vụ phát triển kinh tế – xã hội vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Dự án đầu tư phù hợp với quy hoạch, mục tiêu và thúc đẩy liên kết phát triển kinh tế – xã hội khu vực vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 đã được phê duyệt tại Quyết định số 593/QĐ-TTg ngày 06/4/2016 của Thủ tướng chính phủ; phù hợp với Quy hoạch kết cấu hạ hầng giao thông đường thuỷ nội địa thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1829/QĐ-TTg.

Bên cạnh đó, tỉnh Đồng Tháp cũng kiến nghị chủ trương thành lập Khu kinh tế chuyên biệt, quy mô khoảng 13.629 ha thuộc Khu kinh tế cửa khẩu tỉnh Đồng Tháp, trong Khu kinh tế cửa khẩu tỉnh Đồng Tháp, để đối xứng với phía Campuchia.

Mục tiêu, định hướng phát triển Khu kinh tế chuyên biệt là: tập trung phát triển thành trung tâm công nghiệp xanh; công nghiệp công nghệ cao với các ngành liên quan đến chế biến nông – lâm – thủy sản, công nghiệp logistics và bảo quản sâu sau thu hoạch, cơ khí, chế tạo máy…; tập trung không gian nghiên cứu, đổi mới sáng tạo; khu chế xuất tập trung; khu công nghiệp hỗ trợ phục vụ phát triển chuỗi ngành hàng nông nghiệp…

Mục tiêu hướng đến tạo không gian phát triển thuận lợi để kích thích tiềm năng, lợi thế đặc biệt của khu vực kinh tế biên mậu, góp phần hình thành cực tăng trưởng quan trọng của vùng đầu nguồn sông Mekong, vừa giúp khơi thông tiềm năng không chỉ cho tỉnh Đồng Tháp mà còn mở ra cơ hội giao thương kinh tế của Vùng với các tỉnh bạn Campuchia.

Ngoài ra, Đồng Tháp còn kiến nghị Trung ương hỗ trợ đầu tư xây dựng một khu công nghiệp năng lượng kết hợp với nông nghiệp; xem xét bổ sung nhu cầu phát triển năng lượng tái tạo của tỉnh Đồng Tháp vào danh mục phát triển nguồn điện của Quy hoạch điện VIII, với tổng công suất giai đoạn 2021 – 2025 là 1.300 MW điện mặt trời. Đồng thời, bổ sung vào Quy hoạch các công trình lưới điện truyền tải đáp ứng khả năng đấu nối, giải tỏa công suất nêu trên.

Kiến nghị chấp thuận nâng cấp cửa khẩu quốc tế Thường Phước thành cửa khẩu quốc tế đường bộ, đường sông; cặp cửa khẩu Thường Phước (Đồng Tháp) – KohRoKa (Prây-veng) được bổ sung vào Nghị định thư vận tải đường bộ giữa hai nước Việt Nam và Campuchia…

Đồng Nai: Hàng loạt dự án điện mặt trời mái nhà đang vướng mắc

Theo số liệu thống kê của Sở Công thương tỉnh Đồng Nai, trên địa bàn tỉnh này hiện có hơn 5.900 hợp đồng Dự án điện mặt trời mái nhà, trong đó trên 800 dự án do doanh nghiệp đầu tư, còn lại là của các hộ gia đình, cá nhân và trang trại. 

Hiện tại, có rất nhiều công trình điện mặt trời lắp đặt ở các trang trại gặp khó khăn về việc chuyển mục đích sử dụng đất bởi vì không phù hợp quy hoạch sử dụng đất.

Đối với các công trình do doanh nghiệp thuê mái nhà xưởng trong khu công nghiệp để lắp đặt hệ thống điện mặt trời cũng gặp khó khăn trong việc thực hiện thủ tục cấp phép xây dựng.

Với hộ gia đình, cá nhân đang gặp vướng mắc về thủ tục đăng ký kinh doanh có doanh thu bán điện cho ngành điện dưới 100 triệu đồng/năm.

Tại cuộc họp với các sở ngành mới đây, Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Nguyễn Thị Hoàng đã yêu cầu Sở Công thương rà soát và phân loại các công trình có hồ sơ đáp ứng yêu cầu, và công trình hồ sơ chưa đạt yêu cầu.

Sau khi phân loại, UBND tỉnh Đồng Nai sẽ có văn bản kiến nghị Bộ Công thương hướng dẫn xử lý những vướng mắc đối với công trình điện mái nhà.