Nâng gói hỗ trợ ứng phó đại dịch Covid-19 và kêu gọi đầu tư các dự án cảng biển

Bà Rịa – Vũng Tàu xây dựng phương án kêu gọi đầu tư các dự án cảng biển

Đó là chỉ đạo ông Nguyễn Văn Thọ, Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu tại cuộc họp vừa diễn ra hôm qua. Theo đó, các sở Kế hoạch và Đầu tư, Giao thông vận tải rà soát, lên phương án kêu gọi nhà đầu tư với 17 dự án cảng biển chưa triển khai, chưa có nhà đầu tư.

Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu rà soát và lên phương án kêu gọi nhà đầu tư với 17 Dự án cảng biển chưa triển khai, chưa có nhà đầu tư. Cảng CMIT trong khu vực Cái Mép- Thị Vải. Ảnh: Ngọc Tuấn
Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu rà soát và lên phương án kêu gọi nhà đầu tư với 17 dự án cảng biển chưa triển khai, chưa có nhà đầu tư. Cảng CMIT trong khu vực Cái Mép- Thị Vải. Ảnh: Ngọc Tuấn

Theo báo cáo của Sở Giao thông vận tải thì hiện trên địa bàn tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu quy hoạch 69 dự án cảng biển. Theo đó, đã có 48 dự án cảng biển đang khai thác, 4 dự án đang xây dựng. Đáng chú ý là có tới 10 dự án chưa triển khai và 7 dự án chưa có nhà đầu tư. Chỉ tính riêng khu vực Cái Mép – Thị Vải, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu quy hoạch 35 dự án cảng biển. Trong đó có 22 dự án đang khai thác, 2 dự án đang xây dựng, 9 dự án chưa triển khai và 2 dự án chưa có nhà đầu tư. Tổng công suất các cảng biển thực tế đến tháng 3 năm 2020 là 117,8 triệu tấn/năm với 9.947m cầu cảng.

Theo thống kê chính thức của Cảng vụ Hàng hải Vũng Tàu, tổng khối lượng hàng hóa thông qua cảng biển Bà Rịa-Vũng Tàu trong 3 tháng đầu năm 2020 đạt 26,4 triệu tấn. Trong đó khối lượng hàng hóa thông qua bằng tàu biển đạt 17,7 triệu tấn (tăng 11%). Tổng khối lượng hàng container đạt 13,3 triệu tấn (tăng 27%). Khối lượng container thông qua bằng tàu biển đạt 7,4 triệu tấn (tăng 18%).

Ông Nguyễn Văn Thọ, Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu giao Sở Giao thông vận tải tiếp tục rà soát thông tin, số liệu toàn bộ các dự án cảng biển, cảng thủy nội địa. Đồng thời, phối hợp Sở Kế hoạch và Đầu tư rà soát để xây dựng phương án kêu gọi nhà đầu tư đối với các dự án cảng biển chưa triển khai. Với các dự án cảng biển đã khai thác nhưng chưa đảm bảo công suất thiết kế đề xuất UBND tỉnh giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp nhằm thúc đẩy phát triển dịch vụ cảng.

Giao đầu mối chuẩn bị đầu tư 2 dự án cải tạo, nâng cấp đường băng sân bay Tân Sơn Nhất và Nội Bài

Ban quản lý dự án Thăng Long và Tổng công ty Đầu tư phát triển và Quản lý dự án hạ tầng giao thông Cửu Long được giao nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư 2 dự án cải tạo, nâng cấp đường cất hạ cánh, đường lăn cảng hàng không quốc tế Nội Bài, Tân Sơn Nhất.

Bộ trưởng Bộ GTVT vừa ký quyết định giao nhiệm vụ tổ chức lập Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án cải tạo, nâng cấp đường cất hạ cánh, đường lăn cảng hàng không quốc tế Nội Bài và Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án cải tạo, nâng cấp đường cất hạ cánh, đường lăn cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất cho 2 đơn vị trực thuộc.

Theo đó, Ban Quản lý dự án Thăng Long (Bộ GTVT) được giao tổ chức lập Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án cải tạo, nâng cấp đường cất hạ cánh, đường lăn cảng hàng không quốc tế Nội Bài; Tổng công ty Đầu tư phát triển và Quản lý dự án hạ tầng giao thông Cửu Long tổ chức lập Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án cải tạo, nâng cấp đường cất hạ cánh, đường lăn cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất. Trình tự thủ tục thực hiện xây dựng công trình theo quy định của pháp luật về xây dựng đối với công trình xây dựng theo lệnh khẩn cấp.

Ban quản lý dự án Thăng Long, Tổng công ty Đầu tư phát triển và quản lý dự án hạ tầng giao thông Cửu Long được thanh toán theo nhiệm vụ, dự toán được duyệt và kế hoạch vốn chuẩn bị đầu tư hàng năm; thời gian thực hiện là trong năm 2020. Hai đơn vị này được giao làm việc với Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) và xem xét, đề xuất việc sử dụng Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đã được ACV tổ chức lập, đáp ứng tiến độ theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Thực hiện chủ trương của Thủ tướng Chính phủ bố trí vốn ngân sách nhà nước từ nguồn tăng thu ngân sách trung ương năm 2019 cho hai Dự án cải tạo, nâng cấp đường cất hạ cánh và đường lăn của Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất và Nội Bài, Bộ GTVT đang quyết liệt chỉ đạo các đơn vị thực hiện các thủ tục đầu tư theo quy định.

Do tính chất cấp bách của dự án để sớm triển khai thi công, Bộ GTVT đã báo cáo Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình đề nghị Thủ tướng cho phép áp dụng thực hiện công trình theo lệnh khẩn cấp, cấp bách theoquy định tại Điều 128, 130 Luật Xây dựng và Điều 42, 43 Nghị định 59/2015/NĐ-CP thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ. Nếu được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận công trình thực hiện theo lệnh khẩn cấp, cấp bách dự kiến có thể triển khai thi công ngay trong tháng 7/2020 nhanh hơn khoảng 6 tháng so với thực hiện theo quy trình thông thường.

Thực hiện chủ trương của Thủ tướng Chính phủ bố trí vốn ngân sách nhà nước từ nguồn tăng thu ngân sách trung ương năm 2019 cho hai Dự án cải tạo, nâng cấp đường cất hạ cánh và đường lăn của Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất và Nội Bài, Bộ GTVT đang quyết liệt chỉ đạo các đơn vị thực hiện các thủ tục đầu tư theo quy định.

Do tính chất cấp bách của dự án để sớm triển khai thi công, Bộ GTVT đã báo cáo Phó thủ tướng Trương Hòa Bình đề nghị Thủ tướng cho phép áp dụng thực hiện công trình theo lệnh khẩn cấp, cấp bách theoquy định tại Điều 128, 130 Luật Xây dựng và Điều 42, 43 Nghị định 59/2015/NĐ-CP thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ. Nếu được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận công trình thực hiện theo lệnh khẩn cấp, cấp bách dự kiến có thể triển khai thi công ngay trong tháng 7/2020 nhanh hơn khoảng 6 tháng so với thực hiện theo quy trình thông thường.

Bộ GTVT cũng đã kiến nghị Thủ tướng bổ sung danh mục kế hoạch đầu tư công trung hạn 2016 – 2020 và kế hoạch 2020 từ nguồn tăng thu ngân sách 2019 là 828 tỷ đồng và năm 2021 bố trí số vốn còn lại khoảng 3.500 tỷ đồng vì nếu chờ kế hoạch kế hoạch trung hạn năm 2021 – 2025 sẽ không có vốn cho khối lượng thi công nửa đầu năm 2021.

Được biết, do phải khai thác vượt tần suất thiết kế, tiếp nhận nhiều loại máy bay thế hệ mới với tải trọng và áp suất bánh hơi lớn (như A350-900, B787-9, B787-10), nên từ năm 2017 đến nay, hệ thống sân đường khu bay Cảng Hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất đã bị xuống cấp ngày càng nghiêm trọng, cần phải cải tạo, nâng cấp hoặc thay thế kết cấu hoàn toàn. Tương tự, đường cất hạ cánh 1B và các đường lăn nối bằng bê tông xi măng tại Nội Bài cũng đã bị quá tải và hư hỏng nặng, cần phải cải tạo, nâng cấp hoặc thay thế kết cấu hoàn toàn.

Theo ACV, tổng nhu cầu vốn cho Dự án Cải tạo, nâng cấp hệ thống khu bay Cảng Hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, trong đó trọng tâm là việc cải tạo, nâng cấp đường cất hạ cánh 25R/07L, bằng kết cấu mặt đường bê tông nhựa, kích thước 3.049,45 x 45,72 m là 1.876 tỷ đồng. Đối với Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài, nhu cầu vốn cho Dự án Cải tạo, nâng cấp hạ tầng khu bay với ưu tiên số 1 là nâng cấp đường cất hạ cánh 11R/29L (1B) bằng kết cấu bê tông nhựa, kích thước 3.800 x 45m là 2.276 tỷ đồng.

Quảng Trị chuyển đổi mục đích sử dụng gần 250 ha đất để thực hiện dự án cao tốc Cam Lộ – La Sơn

Tỉnh Quảng Trị vừa quyết định chuyển mục đích sử dụng rừng, đất có rừng, đất trống quy hoạch lâm nghiệp để thực hiện dự án thành phần đầu tư, xây dựng đoạn Cam Lộ – La Sơn thuộc Dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc – Nam đoạn qua đại phương này.

Tổng diện tích chuyển đổi trên 247 ha. Trong đó, rừng tự nhiên 2 ha, rừng trồng 243 ha, đất trống quy hoạch lâm nghiệp hơn 2,1 ha.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Diện tích rừng và đất rừng chuyển đổi tập trung ở các xã Cam Hiếu (huyện Cam Lộ), Triệu Thượng (huyện Triệu Phong), Hải Lệ (thị xã Quảng Trị), Hải Lâm (huyện Hải Lăng) và Phường 3 thành phố Đông Hà. Chủ quản lý của diện tích rừng, đất rừng này là các công ty lâm nghiệp, tổ chức và cá nhân.

Dự án thành phần thuộc Dự án đường bộ cao tốc Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2017 – 2020, đoạn Cam Lộ (Quảng Trị) – La Sơn (Thừa Thiên – Huế) được khởi công ngày 16/9/2019, có tổng mức đầu tư khoảng 7.669 tỷ đồng, sử dụng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ. Đây là một trong 11 dự án thành phần đầu tư, xây dựng một số đoạn Dự án cao tốc Bắc  – Nam có tổng chiều dài khoảng 654 km, tổng mức đầu tư 118.716 tỷ đồng.

Đoạn cao tốc Cam Lộ – La Sơn có tổng chiều dài 98,35 km; trong đó, đoạn qua tỉnh Quảng Trị dài 37,3 km. Đến giữa tháng 4/2020, tỉnh Quảng Trị đã bàn giao mặt bằng sạch cho chủ đầu tư 35,27 km trên  tổng số 37,3 km. Hiện còn 2,03 km chưa hoàn thành giải phóng mặt bằng do liên quan đến việc đền bù đất cho một số hộ dân và chuyển đổi mục đích sử dụng đất của các tổ chức.

Để giải quyết vấn đề này, tỉnh Quảng Trị đang khẩn trương thực hiện các thủ tục đền bù đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất nhằm hoàn thành và bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư Dự án cao tốc Cam Lộ  – La Sơn.

Hiện tỉnh đã hoàn thành di dời công trình hạ tầng kỹ thuật, xây dựng hạ tầng Khu tái định cư Dự án cao tốc Cam Lộ  – La Sơn và bàn giao cho người dân xây dựng nhà ở. Khu tái định cư Dự án cao tốc Cam Lộ  – La Sơn, được xây dựng tại thôn Tân Trúc, xã Cam Hiếu, huyện Cam Lộ với quy mô 4,6 ha, tổng mức đầu tư hơn 14 tỷ đồng, đáp ứng nhu cầu về đất ở cho 31 hộ dân.

Nghệ An thành lập Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch

Văn phòng UBND tỉnh Nghệ An xác nhận, Thủ tướng Chính phủ vừa có Quyết định số 509/QĐ-TTg về việc thành lập Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh Nghệ An trên cơ sở hợp nhất 4 đơn vị, gồm ba Trung tâm thuộc Sở và một đơn vị trực thuộc UBND tỉnh. 

Theo đó, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh Nghệ An trên cơ sở hợp nhất Trung tâm Hỗ trợ và Phát triển doanh nghiệp trực thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Trung tâm Xúc tiến Thương mại trực thuộc Sở Công Thương, Trung tâm Xúc tiến Du lịch trực thuộc Sở Du lịch, Trung tâm Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư tỉnh Nghệ An trực thuộc UBND tỉnh Nghệ An.

Trong một sự kiện Nghệ An xúc tiến đầu tư tại TP Hồ Chí Minh, tỉnh này kêu gọi doanh nghiệp TP. Hồ Chí Minh đầu tư vào 117 Dự án trọng điểm vào Nghệ An. Ảnh minh họa
Trong một sự kiện Nghệ An xúc tiến đầu tư tại TP Hồ Chí Minh, tỉnh này kêu gọi doanh nghiệp TP. Hồ Chí Minh đầu tư vào 117 dự án trọng điểm vào Nghệ An. Ảnh minh họa

Phó chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Lê Ngọc Hoa cho biết, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh Nghệ An mới sẽ là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc UBND tỉnh Nghệ An, thực hiện chức năng xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch và hỗ trợ phát triển doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Trung tâm có tư cách pháp nhân, có con dấu, trụ sở chính đặt tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.

Được biết, hiện Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch Nghệ An chưa có Giám đốc phụ trách, hiện UBND tỉnh Nghệ An đang giao cho ông Nguyễn Văn Nam (Phó giám đốc Trung tâm xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư tỉnh Nghệ An cũ) phụ trách điều hành Trung tâm.

Trung tâm xây dựng phương án, lộ trình chuyển đổi thành Công ty cổ phần khi đáp ứng các tiêu chí, điều kiện theo quy định tại Quyết định số 22/2015/QĐ-TTg ngày 22/6/2015 của Thủ tướng Chính phủ về chuyển đơn vị sự nghiệp công lập thành công ty cổ phần và Quyết định số 31/2017/QĐ-TTg ngày 17/7/2017 của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chí, danh mục ngành, lĩnh vực thực hiện chuyển đơn vị sự nghiệp công lập thành công ty cổ phần.

Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký  (13/4) ban hành ; bãi bỏ các quy định trước đây trái với Quyết định này. Thủ tướng Chính phủ giao Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Trung tâm; tổ chức thực hiện việc chuyển giao cụ thể theo quy định của pháp luật.

Tư lệnh Giao thông Vận tải chốt mốc tiến độ bàn giao mặt bằng cho 11 dự án cao tốc Bắc – Nam phía Đông

Các ban quản lý dự án thuộc Bộ GTVT sẽ phải phối hợp chặt chẽ với chính quyền các địa phương để hoàn thành công tác đền bù giải phóng mặt bằng (GPMB) 654 km cao tốc Bắc – Nam vào cuối tháng 6/2020.

Đây là thông tin được Bộ GTVT đưa ra trong cuộc họp trực tuyến với các địa phương về cong tác GPMB các dự án trên tuyến đường bộ cao tốc Bắc – Nam phía Đông.

Thi công khu tái định cư tập trung tại huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh phục vụ Dự án đường cao tốc Bắc - Nam phía Đông.
Thi công khu tái định cư tập trung tại huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh phục vụ Dự án đường cao tốc Bắc – Nam phía Đông.

Theo đó, tính đến giữa tháng 4/2020, công tác GPMB tại 2 dự án thành phần cao tốc Bắc Nam qua địa bàn tỉnh Khánh Hòa là Nha Trang – Cam Lâm và Cam Lâm – Vĩnh Hảo với tổng chiều dài 54,1km mới đạt 15,5% (8,4 km/54,1 km), trong đó Dự án Nha Trang – Cam Lâm nằm trọn trong địa phận tỉnh Khánh Hòa với chiều dài 49,1km, khối lượng GPMB mới đạt 8,4km/49,1km (17,1%); Dự án Cam Lâm – Vĩnh Hảo qua tỉnh Khánh Hòa với chiều dài 5km, hiện tại chưa GPMB (đạt 0%).

Tại tỉnh Đồng Nai, Dự án đường cao tốc Bắc – Nam phía Đông, đoạn Phan Thiết – Dầu Giây dù được Thủ tướng Chính phủ ưu tiên cho chuyển đổi từ hình thức đầu tư PPP sang đầu tư công với chiều dài 51,33km để có thể khởi công ngay trong tháng 8/2020 nhưng mới chỉ GPMB 20,4km/51,33km (đạt 39,7%). Đồng Nai hiện cũng chưa giải ngân được đồng nào trong khoản ngân sách 665 tỷ đồng bố trí trong kế hoạch năm 2020.

Hiện các tỉnh có đường cao tốc Bắc – Nam phía Đông đi qua đã chi trả tiền đền bù, đủ điều kiện bàn giao mặt bằng là 457,42km/653,61km, đạt 70% (một số tỉnh đạt tỷ lệ cao hơn như Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Thừa Thiên- Huế, Ninh Thuận, Bình Thuận, Vĩnh Long).

Theo kế hoạch, các tỉnh sẽ cơ bản bàn giao phần đất nông nghiệp trong năm 2019, hoàn thành GPMB vào quý II/2020. Tuy nhiên, đến nay hầu hết các địa phương chưa hoàn thành công tác bồi thường đất nông nghiệp; bồi thường đất ở đang ở giai đoạn lập phương án, chưa phê duyệt; Một số địa phương chưa thi công xây dựng khu tái định cư (TĐC) như (Nam Định, Ninh Bình, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Đồng Nai, Tiền Giang). Khối lượng di dời các công trình hạ tầng kỹ thuật rất lớn, hiện mới đang ở bước khảo sát, lập phương án đền bù, di dời.

Bộ GTVT đánh giá, việc xây dựng khu TĐC, di dời các công trình hạ tầng kỹ thuật là hết sức quan trọng, là đường găng quyết định tiến độ GPMB phần mặt bằng còn lại chưa bàn giao (khoảng 30% ) của dự án. Vì vậy, nếu các địa phương, các chủ sở hữu, sử dụng các công trình hạ tầng kỹ thuật không tập trung quyết liệt thực hiện sẽ không thể hoàn thành công tác GPMB như đã cam kết với Thủ tướng Chính phủ bàn giao toàn bộ trong Quý II/2020.

Một điều đáng lo ngại khác là hiện nay ở một số địa phương, kinh phí GPMB thực tế tăng vượt tổng mức của tiểu dự án GPMB (bao gồm cả chi phí dự phòng) trong Tổng mức đầu tư được duyệt (như: dự án Mai Sơn – QL45 tăng khoảng 305tỷ, dự án QL45 – Nghi Sơn tăng khoảng 541 tỷ, dự án Nghi Sơn- Diễn Châu tăng khoảng 443 tỷ, dự án Diễn Châu- Bãi Vọt tăng khoảng 390 tỷ, dự án Cam Lộ- La Sơn tăng khoảng 190 tỷ…).

Vào đầu tháng 1/2020, Bộ GTVT đã có văn bản gửi các Ban QLDA yêu cầu khẩn trương kiểm tra, rà soát kinh phí GPMB tại các địa phương, báo cáo ngay về Bộ GTVT để xem xét xử lý vấn đề này, đảm bảo đủ kinh phí, kịp thời phục vụ công tác GPMB; yêu cầu các Ban khẩn trương rà soát, làm việc trực tiếp với các địa phương tổng hợp báo cáo Bộ số liệu cụ thể vào cuối tháng 4/2020.

Dự án xây dựng tuyến đường bộ cao tốc Bắc – Nam phía Đông là dự án quan trọng quốc gia, được Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư tại Nghị quyết số 52/2017/QH14 ngày 22/11/2017, trước mắt đầu tư 11 dự án thành phần với tổng chiều dài 654km, đi qua địa phận 13 tỉnh, gồm: Ninh Bình, Nam Định, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế,  Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, Tiền Giang, Vĩnh Long với Tổng mức đầu tư khoảng 118.716 tỷ đồng, trong đó có 03 dự án đầu tư bằng nguồn vốn đầu tư công, 08 dự án đầu tư theo hình thức PPP. Tổng kinh phí GPMB khoảng 12.401 tỷ đồng, diện tích thu hồi khoảng 4.835 ha, tái định cư khoảng 3.690 hộ dân và di dời các công trình hạ tầng kỹ thuật nằm trong phạm vi GPMB.

Đồng Nai, Khánh Hòa đứng đội sổ về giải phóng mặt bằng các dự án đường cao tốc Bắc – Nam

Tiến độ triển khai các tiểu dự án đền bù, giải phóng mặt bằng (GPMB) cao tốc Bắc – Nam phía Đông do UBND các tỉnh Khánh Hòa, Đồng Nai thực hiện mới chỉ đạt từ 15% – 40% kế hoạch, thấp hơn nhiều so với bình quân chung.

Đây là thông tin được Bộ GTVT đưa ra trong cuộc họp trực tuyến với các địa phương về cong tác GPMB các dự án trên tuyến đường bộ cao tốc Bắc – Nam phía Đông.

Trái ngược với Khánh Hòa, Đồng Nai, công tác GPMB tại Bình Thuận hiện đã đạt 90% (140/160 km) nhờ chính quyền địa phương quan tâm, thực hiện tốt công tác dân vận, công khai minh bạch.
Trái ngược với Khánh Hòa, Đồng Nai, công tác GPMB tại Bình Thuận hiện đã đạt 90% (140/160 km) nhờ chính quyền địa phương quan tâm, thực hiện tốt công tác dân vận, công khai minh bạch.

Theo đó, tính đến giữa tháng 4/2020, công tác GPMB tại 2 dự án thành phần cao tốc Bắc Nam qua địa bàn tỉnh Khánh Hòa là Nha Trang – Cam Lâm và Cam Lâm – Vĩnh Hảo với tổng chiều dài 54,1km mới đạt 15,5% (8,4 km/54,1 km), trong đó Dự án Nha Trang – Cam Lâm nằm trọn trong địa phận tỉnh Khánh Hòa với chiều dài 49,1km, khối lượng GPMB mới đạt 8,4km/49,1km (17,1%); Dự án Cam Lâm – Vĩnh Hảo qua tỉnh Khánh Hòa với chiều dài 5km, hiện tại chưa GPMB (đạt 0%).

Tại tỉnh Đồng Nai, Dự án đường cao tốc Bắc – Nam phía Đông, đoạn Phan Thiết – Dầu Giây dù được Thủ tướng Chính phủ ưu tiên cho chuyển đổi từ hình thức đầu tư PPP sang đầu tư công với chiều dài 51,33km để có thể khởi công ngay trong tháng 8/2020 nhưng mới chỉ GPMB 20,4km/51,33km (đạt 39,7%). Đồng Nai hiện cũng chưa giải ngân được đồng nào trong khoản ngân sách 665 tỷ đồng bố trí trong kế hoạch năm 2020.

Hiện các tỉnh có đường cao tốc Bắc – Nam phía Đông đi qua đã chi trả tiền đền bù, đủ điều kiện bàn giao mặt bằng là 457,42km/653,61km, đạt 70% (một số tỉnh đạt tỷ lệ cao hơn như Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Thừa Thiên- Huế, Ninh Thuận, Bình Thuận, Vĩnh Long).

Theo kế hoạch, các tỉnh sẽ cơ bản bàn giao phần đất nông nghiệp trong năm 2019, hoàn thành GPMB vào quý II/2020. Tuy nhiên, đến nay hầu hết các địa phương chưa hoàn thành công tác bồi thường đất nông nghiệp; bồi thường đất ở đang ở giai đoạn lập phương án, chưa phê duyệt; Một số địa phương chưa thi công xây dựng khu tái định cư (TĐC) như (Nam Định, Ninh Bình, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Đồng Nai, Tiền Giang). Khối lượng di dời các công trình hạ tầng kỹ thuật rất lớn, hiện mới đang ở bước khảo sát, lập phương án đền bù, di dời.

Bộ GTVT đánh giá, việc xây dựng khu TĐC, di dời các công trình hạ tầng kỹ thuật là hết sức quan trọng, là đường găng quyết định tiến độ GPMB phần mặt bằng còn lại chưa bàn giao (khoảng 30% ) của dự án. Vì vậy, nếu các địa phương, các chủ sở hữu, sử dụng các công trình hạ tầng kỹ thuật không tập trung quyết liệt thực hiện sẽ không thể hoàn thành công tác GPMB như đã cam kết với Thủ tướng Chính phủ bàn giao toàn bộ trong Quý II/2020.

Một điều đáng lo ngại khác là hiện nay ở một số địa phương, kinh phí GPMB thực tế tăng vượt tổng mức của tiểu dự án GPMB (bao gồm cả chi phí dự phòng) trong Tổng mức đầu tư được duyệt (như: dự án Mai Sơn – QL45 tăng khoảng 305tỷ, dự án QL45 – Nghi Sơn tăng khoảng 541 tỷ, dự án Nghi Sơn- Diễn Châu tăng khoảng 443 tỷ, dự án Diễn Châu- Bãi Vọt tăng khoảng 390 tỷ, dự án Cam Lộ- La Sơn tăng khoảng 190 tỷ…).

Vào đầu tháng 1/2020, Bộ GTVT đã có văn bản gửi các Ban QLDA yêu cầu khẩn trương kiểm tra, rà soát kinh phí GPMB tại các địa phương, báo cáo ngay về Bộ GTVT để xem xét xử lý vấn đề này, đảm bảo đủ kinh phí, kịp thời phục vụ công tác GPMB; yêu cầu các Ban khẩn trương rà soát, làm việc trực tiếp với các địa phương tổng hợp báo cáo Bộ số liệu cụ thể vào cuối tháng 4/2020.

Dự án xây dựng tuyến đường bộ cao tốc Bắc – Nam phía Đông là dự án quan trọng quốc gia, được Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư tại Nghị quyết số 52/2017/QH14 ngày 22/11/2017, trước mắt đầu tư 11 dự án thành phần với tổng chiều dài 654km, đi qua địa phận 13 tỉnh, gồm: Ninh Bình, Nam Định, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế,  Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, Tiền Giang, Vĩnh Long với Tổng mức đầu tư khoảng 118.716 tỷ đồng, trong đó có 03 dự án đầu tư bằng nguồn vốn đầu tư công, 08 dự án đầu tư theo hình thức PPP. Tổng kinh phí GPMB khoảng 12.401 tỷ đồng, diện tích thu hồi khoảng 4.835 ha, tái định cư khoảng 3.690 hộ dân và di dời các công trình hạ tầng kỹ thuật nằm trong phạm vi GPMB.

TP.HCM: Tiến độ thi công đường Nguyễn Hữu Cảnh rất chậm

Dù đã được Sở Giao thông vận tải cấp phép thi công nhưng nhiều hạng mục sửa chữa đường Nguyễn Hữu Cảnh (quận 1 và quận Bình Thạnh) do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông làm chủ đầu tư triển khai rất chậm.

Dự án sửa chữa tuyến đường Nguyễn Hữu Cảnh này được Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP.HCM khởi công ngành 5/10/2019.

Tuyến đường thường xuyên bị ngập nước mỗi khi trời mưa
Tuyến đường thường xuyên bị ngập nước mỗi khi trời mưa

Tuy nhiên, qua kiểm tra thực tế thì Sở Giao thông vận tải TP.HCM thấy dự án sửa chữa đường Nguyễn Hữu Cảnh (quận 1 và quận Bình Thạnh) do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông làm chủ đầu tư triển khai rất chậm.

Nhiều hạng mục công trình đã được Sở cấp phép thi công nhưng chủ đầu tư vẫn chưa triển khai thi công. Đơn cử như đoạn bù vênh thảm bê tông nhựa từ đường Nguyễn Bỉnh Khiêm đến đường Phạm Viết Chánh.

Nhằm đẩy nhanh tiến độ thi công, sớm đưa dự án vào khai thác, Sở Giao thông vận tải TP.HCM đề nghị chủ đầu tư yêu cầu nhà thầu thi công huy động nhân lực, máy móc thiết bị và tổ chức thi công nhiều mũi để triển khai đồng loạt các hạng mục đã được cấp phép.

Đối với các hạng mục công trình như đường dẫn cầu vượt Nguyễn Hữu Cảnh và các nhánh khu vực nút giao cầu Sài Gòn, đã được Sở thông qua phương án tổ chức giao thông thì chủ đầu tư cần phải khẩn trương thực hiện thủ tục đề xuất cấp phép thi công.

Được biết, dự án sửa chữa, nâng cấp đường Nguyễn Hữu Cảnh có tổng mức đầu tư gần 500 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành sau 14 tháng.

Đường Nguyễn Hữu Cảnh dài khoảng hơn 3 km, là tuyến đường chính giúp giải tỏa bớt áp lực giao thông cho tuyến đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, hầm Thủ Thiêm, cầu Thủ Thiêm dẫn từ trung tâm thành phố về các quận phía đông.

Chưa kể, trải dọc theo con đường dài hơn 3km này là hàng chục dự án ao ốc, văn phòng đang hoạt động. Theo đó, tuyến đường này thường xuyên xảy ra tình trạng ách tắc vào giờ cao điểm và bị ngập nước mỗi khi trời mưa.

Hiện tại, những hộ dân sống 2 bên ven đường không chỉ than phiền tình trạng ngập nước gây khó khăn trong việc di chuyển, mà còn lo ngại việc sửa chữa này sẽ nâng cao mặt đường so với nền nhà. Bởi vì tuyến đường này được xây dựng từ năm 1997 và hoàn thành vào năm 2002.

Về vấn đề này, đại diện Sở Giao thông vận tải TP.HCM cho biết, việc sửa chữa đường Nguyễn Hữu Cảnh được thiết kế sẽ khôi phục cao độ thiết kế trước đây, đảm bảo yêu cầu chống ngập nhưng đồng thời cũng phải hài hòa với các khu dân cư ở 2 bên đường, phù hợp với cao độ san nền quy hoạch.

Đồng Nai đầu tư 8.600 tỷ đồng xử lý nước thải, thoát nước

Theo UBND tỉnh Đồng Nai, hiện tỉnh này đang triển khai 12 dự án xử lý nước thải sinh hoạt, thoát nước cho các huyện, TP.Biên Hòa và TP.Long Khánh với tổng vốn đầu tư khoảng 8.600 tỷ đồng.

Lắp đặt cống hộp thoát nước tại Dự án chống ngập đường Hoàng Minh Chánh, phường Hóa An (TP.Biên Hòa). Ảnh: Phạm Tùng
Lắp đặt cống hộp thoát nước tại dự án chống ngập đường Hoàng Minh Chánh, phường Hóa An (TP.Biên Hòa). Ảnh: Phạm Tùng

Những dự án này đều nằm trong kế hoạch đầu tư công trung hạn của tỉnh giai đoạn 2016 – 2020 và giai đoạn tới. Chỉ tính riêng năm 2020, UBND tỉnh Đồng Nai sẽ dành ra khoảng 313 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách để giải ngân cho các dự án xử lý nước thải, thoát nước trên địa bàn tỉnh.

Các dự án trên có thời gian thi công từ 2 đến 5 năm, tùy theo quy mô của từng công trình. Trong đó, các dự án có tổng nguồn vốn đầu tư lớn phải kể đến gồm: Hệ thống thoát nước và xử lý nước thải TP.Biên Hòa (hơn 6.600 tỷ đồng); Hệ thống thoát nước khu vực suối nước Trong nằm trên địa bàn huyện Long Thành và TP.Biên Hòa (gần 585 tỷ đồng); Tuyến thoát nước dải cây xanh huyện Nhơn Trạch (hơn 310 tỷ đồng); Dự án chống ngập úng Suối Cải TP.Long Khánh (335 tỷ đồng); Hệ thống thoát nước và xử lý nước thải ở thị trấn Long Thành (107 tỷ đồng)…

Bà Rịa – Vũng Tàu sẽ hoàn thành đường liên cảng Cái Mép – Thị Vải vốn đầu tư hơn 2.800 tỷ đồng vào quý II năm 2020

Đó là thông tin mà Ban quản lý Dự án Giao thông khu vực cảng Cái Mép – Thị Vải xác thực với Báo Đầu tư điện tử vào sáng ngày 13/4/2020. Đây là dự án giao thông trọng điểm tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có vốn đầu tư lên tới hơn 2.800 tỷ đồng.

Ông Nguyễn Văn Trình, Giám đốc Ban quản lý Dự án giao thông khu vực Cái Mép – Thị Vải cho biết Dự án Đường liên cảng Cái Mép – Thị Vải (giai đoạn 1) được đầu tư nhằm xây dựng hạ tầng giao thông sau cảng để vận chuyển vật tư, thiết bị phục vụ quá trình thi công và khai thác cho toàn bộ hệ thống cảng và khu công nghiệp trong khu vực. Việc đầu tư đồng bộ tuyến đường liên cảng Cái Mép – Thị Vải sẽ đáp ứng được nhu cầu của nhà đầu tư, thực hiện cam kết của Nhà nước về đầu tư công trình ngoài hàng rào sau cảng, tạo động lực phát triển kinh tế trọng điểm phía Nam và khu vực Nam Bộ.

Cầu Vàm Gửi trên tuyến Đường liên cảng Cái Mép - Thị Vải được xây dựng xong. Ảnh: Ngọc Tuấn.
Cầu Vàm Gửi trên tuyến Đường liên cảng Cái Mép – Thị Vải được xây dựng xong. Ảnh: Ngọc Tuấn.

Dự án có, tổng mức đầu tư 2.838 tỷ đồng từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ. Tuyến đường có chiều dài 18,1km (trong đó phần cầu 1,02Km gồm các cầu Vàm Gửi, Bàn Thạch, Rạch Mương), có bề rộng đường 50 m phần thành 6 làn xe cơ giới. Điểm đầu giao với cảng Container Cái Mép Hạ, điểm cuối giao với cảng tổng hợp quốc tế Mỹ Xuân.

Dự án được khởi công đầu tư xây dựng từ năm 2009. Đến nay, dự án đã hoàn thành và đưa vào sử dụng các dự án thành phần số 1, 3, 4, 5, 6, 7 (tổng chiều dài 17,2km) và các gói thầu xây lắp nền đường và xử lý nền thuộc dự án thành phần số 8. Giá trị giải ngân thực hiện dự án ước tính đạt 2.605 tỷ đồng. Hiện Ban quản lý Dự án giao thông khu vực Cái Mép – Thị Vải đã trình Sở Tài chính thẩm tra và được UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu phê duyệt quyết toán hoàn thành 26 gói thầu xây lắp và 71 gói thầu tư vấn, phi tư vấn, với tổng giá trị quyết toán đạt 2.290,988 tỷ đồng.

Dự án đang triển khai thi công hạng mục xây lắp mặt đường, hạ tầng kỹ thuật trên tuyến đoạn 8. Dự kiến sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng toàn bộ dự án trong quý II năm 2020.

ADB nâng gói hỗ trợ ứng phó đại dịch Covid-19 lên 20 tỷ USD

Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) vừa công bố sẽ tăng gấp 3 lần quy mô gói hỗ trợ ứng phó với dịch Covid-19, bao gồm 2,5 tỷ USD vốn vay ưu đãi và viện trợ không hoàn lại, 2 tỷ USD cung cấp cho khu vực tư nhân.

Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) ngày 13/4 đã công bố sẽ tăng gấp 3 lần quy mô gói hỗ trợ ứng phó đại dịch gây ra bởi virus SARS-CoV-2 (Covid-19) lên tới 20 tỷ USD, đồng thời phê duyệt các biện pháp tinh giản hoạt động nhằm cung cấp hỗ trợ nhanh chóng và linh hoạt hơn.

ADB quyết định nâng gấp 3 lần quy mô gói hỗ trợ ứng phó Covid-19 lên 20 tỷ USD
ADB quyết định nâng gấp 3 lần quy mô gói hỗ trợ ứng phó Covid-19 lên 20 tỷ USD

Ban đầu, gói hỗ trợ này trị giá 6,5 tỷ USD được ADB công bố ngày 18/3. Việc nâng lên gấp 3 lần nhằm giúp các quốc gia thành viên đang phát triển của ADB đương đầu với những tác động nghiêm trọng về y tế và kinh tế vĩ mô gây ra bởi Covid-19. Gói hỗ trợ 20 tỷ USD gồm khoảng 2,5 tỷ USD vốn vay ưu đãi và viện trợ không hoàn lại.

Gói hỗ trợ mới bao gồm việc thành lập một Quỹ Ứng phó đại dịch Covid-19 trong khuôn khổ Quỹ Hỗ trợ chống khủng hoảng theo chu kỳ của ADB. Quỹ mới này sẽ cung cấp tới 13 tỷ USD để giúp chính phủ của các quốc gia thành viên đang phát triển thực hiện những chương trình chi tiêu khắc phục khủng hoảng theo chu kỳ nhằm giảm thiểu tác động của đại dịch Covid-19, với trọng tâm cụ thể dành cho người nghèo và người dễ tổn thương. Nguồn vốn viện trợ không hoàn lại sẽ tiếp tục được triển khai nhanh chóng để cung cấp trang thiết bị phòng dịch cá nhân và vật tư y tế từ các nguồn mua sắm được mở rộng.

Khoảng 2 tỷ USD từ gói hỗ trợ 20 tỷ USD sẽ được cung cấp cho khu vực tư nhân. Những khoản vay và bảo lãnh sẽ được cung cấp cho các định chế tài chính để kích thích thương mại và các chuỗi cung ứng. Các khoản vay tín dụng vi mô và hỗ trợ bảo lãnh được tăng cường, cùng với một quỹ hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ – gồm cả doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ – bị thiếu hụt thanh khoản, sẽ được triển khai đồng thời với khoản tài trợ trực tiếp cho các công ty bị ảnh hưởng bởi Covid-19 hoặc để ứng phó với đại dịch.

ADB cũng cam kết gói hỗ trợ mở rộng và toàn diện này sẽ được cung cấp nhanh hơn, linh hoạt hơn và mạnh mẽ hơn cho các chính phủ và khu vực tư nhân ở những quốc gia thành viên đang phát triển nhằm giúp họ khắc phục những thách thức khẩn cấp trong việc ứng phó đại dịch và suy thoái kinh tế.

Đánh giá gần đây nhất của ADB được công bố ngày 3/4 đã ước tính tác động toàn cầu của đại dịch vào khoảng 2,3% tới 4,8% tổng sản phẩm quốc nội. Tăng trưởng của khu vực được dự báo giảm từ 5,2% vào năm ngoái xuống còn 2,2% trong năm 2020.

Đà Nẵng kiến nghị Thủ tướng cho phép được huy động doanh nghiệp cùng đầu tư xây dựng cảng Liên Chiểu

UBND TP Đà Nẵng vừa có Tờ trình số 2046/TTg-UBND gửi Thủ tướng Chính phủ về việc xin quyết định chủ trương đầu tư dự án Đầu tư xây dựng bến cảng Liên Chiểu theo hình thức huy động, kêu gọi doanh nghiệp đầu tư phần ngoài phần cơ sở hạ tầng dùng chung, ông Lê Văn Trung, Giám đố Sở Giao thông Vận tải (GTVT) Đà Nẵng xác nhận.

Phần huy động kêu gọi đầu tư xây dựng các khu bến cảng, bãi chứa Container, kho hàng tổng hợp, khu logistics, khu dịch vụ hậu cần sau cảng… được đầu tư theo hình thức huy động, kêu gọi doanh nghiệp đầu tư với quy mô phù hợp quy hoạch và tương ứng theo từng giai đoạn phát triển. Ảnh minh họa
Phần huy động kêu gọi đầu tư xây dựng các khu bến cảng, bãi chứa Container, kho hàng tổng hợp, khu logistics, khu dịch vụ hậu cần sau cảng… được đầu tư theo hình thức huy động, kêu gọi doanh nghiệp đầu tư với quy mô phù hợp quy hoạch và tương ứng theo từng giai đoạn phát triển. Ảnh minh họa

Theo ông Trung, phần đề xuất này có quy mô phù hợp quy hoạch và tương ứng theo từng giai đoạn phát triển; được triển khai song song với phần đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng dùng chung (phần sử dụng ngân sách Nhà nước) sau khi được phê duyệt chủ trương đầu tư.

Phần huy động kêu gọi đầu tư xây dựng các khu bến cảng, bãi chứa Container, kho hàng tổng hợp, khu logistics, khu dịch vụ hậu cần sau cảng… được đầu tư theo hình thức huy động, kêu gọi doanh nghiệp đầu tư với quy mô phù hợp quy hoạch và tương ứng theo từng giai đoạn phát triển. Ảnh minh họa

Tại Tờ trình rêu rõ phần kêu gọi doanh nghiệp huy động vốn đầu tư ngoài phần hạ tầng dung chung, gồm: xây dựng các khu bến cảng, bãi chứa container, kho hàng tổng hợp, khu logistics, khu dịch vụ hậu cần sau cảng, mua sắm thiết bị và hình thành khu đô thị cảng.

Mục tiêu của dự án là đáp ứng nhu cầu tăng cao về vận chuyển hàng hóa, bảo đảm phát triển bền vững kinh tế – xã hội của thành phố Đà Nẵng và trong khu vực; tăng cường kết nối trong khu vực tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng; giảm tải cho khu bến cảng Tiên Sa và Sơn Trà, giảm áp lực giao thông đường bộ đi qua nội đô thành phố Đà Nẵng.

Theo đại diện Sở Giao thông Đà Nẵng, quy mô đầu tư có 02 phần: Phần cơ sở hạ tầng dung chung có khả năng tiếp nhận tàu tổng hợp lên đến trên 100.000 tấn, tàu Container có sức chở từ 6.000-8.000 TEU, bảo đảm lượng hàng thông qua từ 3,5-5 triệu tấn/năm và phát triển các bến tiếp theo quy hoạch; với 3 hạng mục sẽ được đầu tư theo hình thức đầu tư công từ nguồn ngân sách nhà nước. Phần này có tổng vốn đầu tư hơn 3.426 tỷ đồng; trong đó nguồn vốn ngân sách Trung ương chiếm 87,4% tổng mức đầu tư, còn lại là vốn ngân sách địa phương bố trí trong giai đoạn 2021-2025 ;

Và phần huy động kêu gọi đầu tư xây dựng các khu bến cảng, bãi chứa Container, kho hàng tổng hợp, khu logistics, khu dịch vụ hậu cần sau cảng… được đầu tư theo hình thức huy động, kêu gọi doanh nghiệp đầu tư với quy mô phù hợp quy hoạch và tương ứng theo từng giai đoạn phát triển. Những hạng mục này sẽ được triển khai song song với phần đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng dung chung sau khi được phê duyệt chủ trương đầu tư.

Sau khi Thủ tướng đồng ý, UBND TP Đà Nẵng sẽ tổ chức đấu thầu, đấu giá rộng rãi, công khai minh bạch theo Luật đấu thầu, Luật đất đai và các quy định hiện hành để kêu gọi nhà đầu tư, văn bản nêu rõ.

Theo Giám đốc Sở GTVT Đà Nẵng, đây là dự án nhóm A, công trình giao thông cấp đặc biệt thuộc lĩnh vực hàng hải do Thủ tướng Chính phủ cấp quyết định chủ trương đầu tư dự án, UBND thành phố cấp quyết định đầu tư dự án và là cơ quan chủ quản. Thời gian thực hiện từ năm 2020-2024.

Quảng Nam đề nghị không đầu tư 5 dự án trong kế hoạch đầu tư công trung hạn

UBND tỉnh Quảng Nam vừa có công văn trình Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh thống nhất không đầu tư 5 dự án trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 – 2020, từ nguồn ngân sách tỉnh.

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, ông Lê Trí Thanh vừa ký tờ trình gởi HĐND tỉnh thống nhất không đầu tư 5 dự án trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 – 2020, từ nguồn ngân sách tỉnh.

Kế hoạch năm 2019, HĐND tỉnh Quảng Nam thống nhất đầu tư 5 dự án, với tổng mức đầu tư 459 tỷ đồng, trong đó phần ngân sách tỉnh đầu tư 320 tỷ đồng; dự kiến bố trí kế hoạch vốn năm 2019 là 165 tỷ đồng.

UBND tỉnh Quảng Nam đề xuất không đầu tư 5 Dự án trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 – 2020.
UBND tỉnh Quảng Nam đề xuất không đầu tư 5 dự án trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 – 2020.

Cụ thể, HĐND tỉnh thống nhất đầu tư dự án cầu Phước Trạch (thành phố Hội An) có tổng mức đầu tư 100 tỷ đồng, trong đó phần ngân sách tỉnh đầu tư 20 tỷ đồng, dự kiến bố trí kế hoạch vốn năm 2019 là 20 tỷ đồng; Dự án kè khẩn cấp chống sạt khu vực cửa lở (xã Tam Hải, huyện Núi Thành) có tổng mức đầu tư 99 tỷ đồng, trong đó phần ngân sách tỉnh đầu tư 40 tỷ đồng, dự kiến bố trí kế hoạch vốn năm 2019 là 16 tỷ đồng.

HĐND tỉnh cũng thống nhất đầu tư dự án cấp nước cho các khu nông nghiệp công nghệ cao vùng Đông tỉnh Quảng Nam có tổng mức đầu tư 110 tỷ đồng, dự kiến bố trí kế hoạch vốn năm 2019 là 39 tỷ đồng; Dự án nâng cấp và mở rộng đường Hùng Vương, thành phố Tam Kỳ có tổng mức đầu tư 150 tỷ đồng, dự kiến bố trí kế hoạch vốn năm 2019 là 90 tỷ đồng. Thường trực HĐND tỉnh thống nhất đầu tư dự án hoàn thiện hiện đại hóa hồ sơ bản đồ địa giới hành chính tỉnh Quảng Nam có tổng mức đầu tư 23,9 tỷ đồng, trong đó phần ngân sách tỉnh đầu tư 20,7 tỷ đồng, kế hoạch vốn năm 2019 không bố trí.

Tuy nhiên, theo UBND tỉnh Quảng Nam các dự án này đến nay vẫn chưa triển khai thực hiện nên đề xuất HĐND tỉnh đưa ra kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 – 2020 nguồn ngân sách tỉnh. Vì Dự án hoàn thiện hiện đại hóa hồ sơ bản đồ địa giới hành chính tỉnh Quảng Nam là nguồn vốn thực hiện dự án từ nguồn vốn sự nghiệp theo Công văn số 13878/BTCHCSN ngày 17/10/2013 của Bộ Tài chính.

Dự án cầu Phước Trạch, thành phố Hội An: Dự án triển khai sẽ chồng lấn và không đảm bảo quy mô với dự án nạo nạo vét thoát lũ khẩn cấp và chống xâm nhập mặn sông Cổ Cò có tổng mức đầu tư 850 tỷ đồng do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông làm chủ đầu tư, dự án này đang được đầu tư từ nguồn vốn ODA do Ngân hàng Thế giới tài trợ và vốn đối ứng ngân sách tỉnh.

Dự án kè khẩn cấp chống sạt khu vực cửa lở (xã Tam Hải, huyện Núi Thành) dự án này nằm trong quy hoạch cảng Chu Lai nên không thực hiện đầu tư. Dự án cấp nước cho các khu nông nghiệp công nghệ cao vùng Đông tỉnh Quảng Nam: Hiện dự án nhà máy nước BOO Phú Ninh đang triển khai thực hiện, do đó việc cấp nước cho các khu nông nghiệp tại vùng Đông sẽ sử dụng nguồn nước từ dự án nhà máy nước BOO Phú Ninh.

Còn Dự án nâng cấp và mở rộng đường Hùng Vương, thành phố Tam Kỳ, UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch chung thành phố Tam Kỳ đến năm 2030, định hướng đến năm 2050 thì đường quy hoạch N24 là đường trục dọc chính nằm trung gian giữa đường Phan Châu Trinh và đường Hùng Vương nên đề nghị đầu tư nâng cấp đường Hùng Vương vào thời điểm thích hợp.

Theo UBND tỉnh Quảng Nam, hiện một số dự án thuộc nhiệm vụ chi ngân sách cấp tỉnh đã được phê duyệt quyết toán hoàn thành, các dự án đang đẩy nhanh tiến độ thực hiện nhưng chưa có nguồn vốn bố trí. Do đó, đề nghị điều chuyển kế hoạch vốn năm 2019 đã dự kiến bố trí cho các dự án nêu trên là 165 tỷ đồng cho các dự án khác có nhu cầu.