VCR: Lỗ triền miên, quý IV/2019 nợ gấp hơn 4 lần vốn chủ sở hữu

VCR: Lỗ giai dẳng triền miên

Công ty cổ phần Đầu tư và phát triển du lịch Vinaconex (Vinaconex ITC, mã VCR) có thể lỗ hơn 13 tỷ đồng trong 2020 do các lĩnh vực kinh doanh chính chịu ảnh hưởng tiêu cực từ dịch bệnh Covid-19.

Trong khi không ghi nhận doanh thu thì VCR vẫn phải chi hơn 12,1 tỷ đồng phí quản lý doanh nghiệp và trên 912 triệu đồng cho các khoản phí khác.

Vinaconex ITC đang trong giai đoạn khó khăn khi trải qua 3 năm 2017, 2018 và 2019 thua lỗ với con số lần lượt 15,8 tỷ đồng, 13,2 tỷ đồng và 8,1 tỷ đồng. Như vậy, luỹ kế hiện tại, VCR lỗ hơn 215 tỷ đồng, thâm vào vốn góp sở hữu.

Tính riêng năm 2019 vừa qua có thể thấy được bức tranh thực trạng “bết bát” của VCR. Quý I/2019, lợi nhuận sau thuế của VCR âm 1,7 tỷ đồng. Quý II/2019 tiếp tục âm hơn 1,9 tỷ đồng. Như vậy, sau nửa năm đầu 2019 không phát sinh doanh thu, Vinaconex – ITC lỗ gần 3,7 tỷ đồng.

Tính riêng năm 2019 vừa qua có thể thấy được bức tranh thực trạng “bết bát” của VCR.

Thực tế, số lỗ này đã được cải thiện đáng kể so với khoản lỗ hơn 8 tỷ đồng 6 tháng đầu năm 2018. Bên cạnh kết quả kinh doanh thua lỗ, Vinaconex ITC còn “chây ì” trả 15% cổ tức bằng tiền của năm 2010 đến năm 2020.

Chưa kể, tính đến quý IV/2019, tổng nợ của VCR là 720,8 tỷ đồng (Trong đó 43% là nợ ngắn hạn), vốn chủ sở hữu là 167,5 tỷ đồng. Như vậy là tổng nợ gấp hơn 4 lần vốn chủ sở hữu. Đây là một gánh nặng báo động của VCR.

Việc lỗ dai dẳng triền miên khiến cổ phiếu VCR thuộc trường hợp cổ phiếu bị hủy niêm yết theo quy định.

Cổ phiếu nằm trong nhóm bị kiểm soát

Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) từng có văn bản đề nghị Vinaconex ITC giải trình về nguyên nhân và đưa ra phương án khắc phục tình trạng bị hủy niêm yết.

Trong văn bản giải trình gửi HNX, Vinaconex ITC cho hay, đại hội đồng thường niên 2019 thông qua kế hoạch sản xuất kinh doanh với lợi nhuận 1.862 tỷ đồng. Tuy nhiên, năm 2019, doanh nghiệp không đạt kế hoạch do ghi nhận đột biến chi phí chậm nộp tiền sử dụng đất.

VCR cho biết tiền chậm nộp về sử dụng đất của dự án Khu đô thị Cái Giá (Cát Bà) là 132,4 tỷ đồng, được tính từ năm 2012-2019. Theo giải trình trong báo cáo, năm 2019, Vinaconex – ITC tái khởi động lại dự án Cát Giá, Cát Bà nên chi phí đi vay được vốn hóa trong kỳ dẫn đến số lỗ giảm so với cùng kỳ năm 2018.

Phối cảnh dự án Cát Bà Amatina do Vinaconex ITC triển khai tại đảo Cát Bà, Hải Phòng.

Ghi nhận trên báo cáo, đến hết thời điểm 30/06, Vinaconex – ITC đã đổ vào dự án hơn 805 tỷ đồng nằm tại chi phí sản xuất kinh doanh dở dang (559 tỷ đồng) và chi phí xây dựng dở dang (246 tỷ đồng).

Vinaconex ITC đã thực hiện ghi nhận số tiền này vào chi phí năm 2019 là 6,2 tỷ đồng và điều chỉnh hồi tố vào các năm 2017 và 2018 tương ứng 124 tỷ đồng và 2,2 tỷ đồng. VCR cho biết đã nộp đầy đủ số tiền chậm nộp 132,4 tỷ đồng tiền sử dụng đất còn nợ vào ngân sách TP.Hải Phòng.

Trong báo cáo tài chính tổng hợp 2019 của VCR, cơ quan kiểm toán cũng nhấn mạnh khả năng hoạt động liên tục của Vinaconex ITC phụ thuộc vào sự thành công trong việc triển khai kế hoạch kinh doanh trong thời gian tới. Tuy nhiên, trong bối cảnh dịch bệnh do Covid-19 bùng phát, các dự án trọng điểm của Vinaconex ITC rất khó triển khai.

Trên thị trường, cổ phiếu VCR đang giao dịch dưới mệnh giá và nằm trong nhóm bị kiểm soát. Thống kê cho thấy trong 1 năm trở lại (27/3/2019 – 27/3/2020), cổ phiếu VCR giảm 43%, tương đương mất 6.139 đồng/cổ phiếu.

Tính đến ngày hôm qua, 30/3, cổ phiếu VCR đang giao dịch ở mức 7.600 đồng/cp, giảm 33,3% so với đầu tháng và giảm 35,6% so với đầu năm.

Biểu đổ kỹ thuật cổ phiếu VCR 6 tháng vừa qua. Tính đến ngày hôm qua, 30/3, cổ phiếu VCR đang giao dịch ở mức 7.600 đồng/cp, giảm 33,3% so với đầu tháng và giảm 35,6% so với đầu năm.

Mai Hương(T/H)/Sở hữu Trí tuệ