Ứng dụng NFT vào trào lưu Hallyu, artiple.io chính thức khởi chạy tại Việt Nam

November 02, 2022 – (SEAPRWire) – Công ty TNHH Phần mềm Ibiz thông báo sẽ mở ‘Artiple.io’, một thị trường NFT toàn cầu cho nội dung Hallyu, tại Việt Nam vào ngày 1 tháng 11. Artiple.io là một thị trường NFT tập trung vào các nội dung Hallyu chuyên biệt trong các lĩnh vực khác nhau như phim ảnh và nghệ thuật, đồng thời có kế hoạch giới thiệu các NFT khác nhau liên quan đến nội dung Hallyu và các nghệ thuật khác nhau ra thị trường toàn cầu.

Cái tên Artiple được các nhà phát triển dựa trên việc ghép từ các chữ cái Art ( art, artist – nghệ thuật, nghệ sĩ), i (in – nằm trong), ple (play – sân chơi) với ý nghĩa tạo ra một sân chơi nơi các nghệ sĩ có thể tự do sáng tạo nội dung và đem tới người hâm mộ toàn cầu một cách dễ dàng. Với công nghệ blockchain, các ẩn phẩm được xuất bản dưới dạng tài sản kỹ thuật số NFT là độc nhất và duy nhất, đồng thời cũng được coi như một phương thức xác thực quyền sở hữu của người nắm giữ.

Artiple.io ứng dụng công nghệ đa chuỗi (multi-chain) tích hợp dịch vụ trên nhiều mạng lưới blockchain phổ biến hiện nay như Ethereum, BNB Chain, Klaytn và Polygon. Đồng thời cải thiện đáng kể các dịch vụ liên kết tới ví điện tử trên thị trường giúp làm giảm chi phí hoa hồng xuống chỉ còn 2% giá trị trên mỗi giao dịch. Ngoài ra sản phẩm tới từ Ibiz Software cũng cung cấp một thị trường mở cho phép người dung có thể tự do phát hành và giao dịch NFT trên một nền tảng duy nhất, dịch vụ cung cấp các NFT được xác minh và chọn lọc kĩ càng về nội dung giúp những người dùng không cần phải quá am hiểu về kỹ thuật có thể sử dụng.

Mục tiêu của Artiple.io là nền tảng giao dịch NFT toàn cầu, trong đó thị trường Việt Nam sẽ là thị trường chiến lược đầu tiên nhờ cộng đồng mạnh mẽ trong lĩnh vực blockchain và cả sự hưởng ứng văn hoá Hàn Quốc. Đồng thời các kế hoạch liên kết với nhiều đối tác trong nước cũng đảm bảo quyền sở hữu trí tuệ trong việc phát hành NFT.

Bộ phim đầu tiên sẽ phát hành NFT trên Artiple là “Em là bà nội của anh” – bản làm lại của “Miss Granny” đã thu hút 8,65 triệu lượt xem ở Hàn Quốc và thu về 4,41 triệu USD trên các phòng vé. Trong năm 2015, bộ phim đạt được doanh thu kỷ lục lớn thứ hai với phim nội địa và doanh thu lớn thứ năm theo tổng các suất chiếu tại phòng vé.

Không chỉ vậy, bộ phim thứ hai phát hành NFT cùng thời gian này chính là “Tháng năm rực rỡ” – phiên bản làm lại dựa trên bộ phim Hàn Quốc “Sunny” thu hút 7,36 triệu lượt xem tại Hàn Quốc, do Hàn Quốc và Việt Nam cùng hợp tác thực hiện. Tại thời điểm công chiếu, phim đứng thứ nhất trong bảng xếp hạng doanh thu phòng vé, đồng thời đứng thứ 5 trong các phim nội địa Việt, với kỷ lục doanh thu 3,6 triệu USD.

Với việc mở cửa thử nghiệm, người tham gia có thể phát sóng các bộ phim NFT ‘Em Là Bà Nội Của Anh’, ‘Tháng Năm Rực Rỡ’ hoặc tác phẩm nghệ thuật NFT ‘Hoàng Tử Bé’ do các nghệ sĩ Việt Nam sản xuất chỉ trong hai tuần. Từ ngày 1 tháng 11 đến ngày 5 tháng 12, 5.000 khách hàng đầu tiên sẽ nhận được phiếu giao đồ ăn BAEMIN miễn phí trị giá lên đến 200.000 đồng.

“Artiple.io” cũng cam kết sẽ tiếp tục đưa nhiều nhiều hơn các ấn phẩm thuộc Hallyu khác nhau như phim điện ảnh, phim truyền hình, webtoon, âm nhạc… để tạo ra một thị trường NFT khác biệt thuần văn hoá Hàn Quốc. Ngoài ra, đây cũng là cách để mọi người có thể tiếp cận các NFT video kỹ thuật số của các nghệ sĩ nổi tiếng tại Lễ hội PASA Lotte Center Hanoi.

Nếu như bạn là người đang quan tâm và sở hữu các NFT Hallyu đặc biệt với độ hiếm cao của những người nổi tiếng, hãy truy cập trang chủ ‘Artiple’ (https://artiple.io)để biết thêm thông tin chi tiết về.

The article is provided by a third-party content provider. SEAPRWire ( https://www.seaprwire.com/ ) makes no warranties or representations in connection therewith. Any questions, please contact cs/at/SEAPRWire.com

Sectors: Top Story, Daily News

SEA PRWire: PR distribution in Southeast Asia (Hong Kong: AsiaExcite, EastMud; AsiaEase; Singapore: SEAChronicle, VOASG; NetDace; Thailand: SEAsiabiz, AccessTH; Indonesia: SEATribune, DailyBerita; Philippines: SEATickers, PHNotes; Malaysia: SEANewswire, KULPR; Vietnam: SEANewsDesk, PostVN)